Kể lại câu chuyện mà em đã trải qua có nội dung như câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”
Kể lại câu chuyện mà em đã trải qua có nội dung như câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” – Bài làm 1 Mỗi lần em than rằng việc học rất khó, không dễ như ba mẹ nghĩ thì ba lại bảo rằng “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Và hôm nay em rất vui vì câu nói của ba là động ...
Kể lại câu chuyện mà em đã trải qua có nội dung như câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” – Bài làm 1 Mỗi lần em than rằng việc học rất khó, không dễ như ba mẹ nghĩ thì ba lại bảo rằng “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Và hôm nay em rất vui vì câu nói của ba là động lực để em đạt được thành quả như ngày hôm nay. Em biết cuộc thi học sinh giỏi tỉnh môn văn vô cùng khó khăn và nhiều thử thách. Xung quanh em còn có rất nhiều bạn viết văn rất hay, học rất chăm. Nhưng ba vẫn thường động viên em mỗi ngày cố gắng sẽ có sự đèn đáp xứng đáng. Vậy là trong suốt một năm trời, em đã cố gắng đọc thật nhiều sách văn, tham khảo bài văn của người khác. Đồng thời em rèn luyện kĩ năng viết mỗi ngày nhằm có thể nâng cao hơn nữa cách viết cũng như cách tiếp cận đề tài của mình. Mỗi ngày em sẽ dành thời gian 2 tiếng để viết bài và đọc bài tham khảo của người khác và 1 tiếng để nghe các chương trình văn học ở trên ti vi. Tất cả những điều đó đã khiến cho em tích lũy được kinh nghiệm dần dần và đạt được thành quả như hôm nay. Muốn học tốt môn văn bên cạnh tài năng bẩm sinh thì yêu cầu người học còn phải chăm chỉ, siêng năng hơn nữa thì mới có thể đạt được thành tựu đáng mong đợi. Và em cũng vậy, những lúc em thấy mệt mỏi, không muốn viết và đọc nữa thì ba vẫn nhẹ nhàng động viên. Những lúc như thế em lại càng có thêm quyết tâm để học tập thật tốt, chuẩn bị đầy đủ kiến thức trang bị cho kì thi quan trọng sắp tới. Và em đã làm được, kì thi học sinh giỏi tỉnh môn Văn em đã được giải Nhì toàn tỉnh. Với kết quả đáng mong đợi đó em nhận được lời chúc mừng từ họ hàng, thầy cô và bạn bè. Em thầm cảm ơn ba và cảm ơn chính mình đã không ngừng cố gắng để có được thành công như hiện nay. Em rút ra kinh nghiệm “Không có gì là không thể khi chúng ta đang cố gắng và cố gắng hết mình. Sự nỗ lực trong hiện tại sẽ được đền đáp trong tương lai theo cách mà chúng ta mong muốn nhất”. Kết quả của kì thi là minh chứng cho câu nói “Có công mài sắt có ngày nên kim” mà ba đã dành tặng em. Em sẽ luôn cố gắng và phấn đấu hết mình để chạm tới ước mơ của mình trong tương lai. Kể lại câu chuyện mà em đã trải qua có nội dung như câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” – Bài làm 2 “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Đó là câu tục ngữ mà thầy thường dẫn ra trong lớp để khuyên nhủ chúng em. Nhiều bạn làm theo lời khuyên của thầy mà đã đạt kết quả mỹ mãn, trong đó có em. Còn nhớ hồi đầu năm cứ đến giờ tập làm văn là em ngồi thừ ra cắn bút trong khi các bạn khác trong lớp chữ nghĩa cứ tuôn trào. Đến khi các bạn viết đã đầy trang rồi, thế mà em cố gắng lắm cũng chỉ được sáu bảy dòng rồi cạn nguồn và em cứ ngồi loay hoay mãi. Chưa bao giờ em được điểm bảy hay tám về môn văn. Má em khuyên nhủ: “Con phải ráng mà kiên nhẫn, đừng chán nản. Phải có công mài sắt thì mới có ngày nên kim được con ạ! Văn ôn, võ phải luyện mà. Con ôn luyện đi. Má sẽ giúp sức cho con”. Lời căn dặn của má thúc giục em, từ đó, ngoài việc học và làm bài mới, em đã dành hẳn mỗi ngày một giờ đồng hồ để học văn. Thoạt tiên, em tìm lại sách lớp bốn, đọc kỹ phần ghi nhớ. Má hướng đẫn thật chu đáo khâu tìm hiểu đề, xác định nội dung và thể loại của nó. Má cho em đọc nhiều lần bài văn mẫu, bài đọc thêm ở sách tham khảo rồi yêu cầu em viết bài làm của mình không được giống với những điều gì đã đọc. Lúc đầu, em bắt chước các bài vàn mẫu ấy nhưng dần dần tập viết khác đi bằng cách diễn đạt của mình. Má dạy em cách dùng từ, diễn ý sao cho xác hợp mà thoát ý. Nghe lời má, em sắm một quyển sổ tay chép các đoạn văn hay của các nhà văn nổi tiếng. Lúc nào rảnh rỗi là em lấy số tay đọc để tìm hiểu và học tập cách dùng từ, diễn ý sinh động hấp của các bậc tiền bối này. “Học thầy không tầy học bạn”, trong lớp, em làm thân với Nguyên và Hương hai cây văn có tiếng. Hai bạn này truyền đạt lại các kinh nghiệm học văn mà các bạn ấy có được. Điều chi, bài nào khó quá, em mạnh dạn vào lớp hỏi cô. Cô vui vẻ chỉ dẫn tận tình, cho em mượn cả sách tham khảo mà em không có. Thấy em cố gắng, ba em cũng hết lòng khích lệ. Ba đã tìm mua cho các em sách tham khảo tập làm văn cần thiết. Ba tháng sau, em tiến bộ rõ. Không những biết làm dàn ý, em còn biết viết câu văn sao cho có hình ảnh gợi tả và gợi cảm. Tiến bộ ấy đã được cô em công nhận trong lớp. Bài tập làm văn và các bài tập tiếng Việt khác của em điểm số cứ tăng dần. Hai tuần trước đây, lần đầu tiên bài tập làm văn của em đạt điểm chín, được cô đọc cho cả lớp nghe và đặc biệt khen ngợi. Nhưng đặc biệt hơn là cuối học kì một, em được nhà trường tuyển chọn vào đội học sinh giỏi. Xúc động biết bao, nước mắt em cứ muốn trào lên. Câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim" sáng lên trong tâm trí em lúc này. Kể lại câu chuyện mà em đã trải qua có nội dung như câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” – Bài làm 3 Em viết chữ rất xấu nên sợ môn Chính tả. Mẹ thường khuyên em tập viết. Em đề ra kế hoạch mỗi ngày bỏ ra vài tiếng tập chép rồi nhờ mẹ chấm. Chữ em dần dần ngay ngắn, sạch sẽ, rõ ràng. Cô giáo và mẹ động viên, cuối cùng em đã đạt được kết quả tốt. Em cố gắng tiếp tục luyện tập để chữ viết ngày càng đẹp. Câu chuyện giống ý nghĩa câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim. Trong các môn học, em sợ nhất môn Chính tả vì chữ em rất xấu. Mỗi lần đến giờ chép Chính tả theo lời cô đọc, em thấy khổ sở vô cùng. Mẹ em thường khuyên nhủ: “Con lớn rồi, phải cố tập viết sao cho đẹp, ông bà mình bảo nét chữ là nết người đấy con ạ !”. Em ngẫm nghĩ và thấy lời khuyên của mẹ rất đúng. Vì thế em quyết tâm tập viết hằng ngày, đến khi nào chữ trở nên sạch đẹp mới thôi. Em tự đề ra cho mình một kế hoạch: mỗi ngày dành ra vài tiếng đồng hồ để tập chép. Trước hết, em chép lại những bài tập đọc trong sách giáo khoa. Mẹ dạy em cách cầm bút sao cho thoải mái để viết lâu không bị mỏi tay. Em học theo và đã quen dần với cách cầm bút ấy. Mỗi trang vở là một bài tập chép. Em viết nhiều lần ra nháp, sau đó mới chép vào vở. Xong một bài, em nhờ mẹ chấm điểm. Những bài đầu, mẹ chỉ cho điểm năm, điểm sáu vì còn sai chính tả và nét chữ chưa đều. Nhưng em không nản chí, càng cố gắng hơn. Đến những bài sau, em đã có nhiều tiến bộ. Những dòng chữ đều đặn, ngay hàng thẳng lối hiện dần ra dưới ngòi bút của em. Mẹ và cô giáo không ngừng động viên em. Điều đó làm cho em tăng thêm quyết tâm phấn đấu. Lần đầu tiên, được cô giáo cho điểm 10 Chính tả, em vô cùng sung sướng! Thế là em đã chiến thắng được bản thân. Em đã trở thành người học sinh có ý chí và nghị lực trong học tập. Từ nay, cái biệt danh Tuấn gà bới mà mấy bạn tinh nghịch trong lớp đặt cho em không còn nữa. Dù vậy, em vẫn kiên trì tập viết để nét chữ ngày một đẹp hơn. Đúng là Có chí thì nên; Có công mài sắt, có ngày nên kim, phải không các bạn?! Kể lại câu chuyện mà em đã trải qua có nội dung như câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” – Bài làm 4 Ít ai hiểu được ý nghĩa câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim" một cách sâu xa như Nguyên, bạn học cùng lớp với em. Thật vậy. Em còn nhớ như in là trong năm học trước, năm lớp bốn, lần nào trả bài kiểm tra môn toán thầy cũng, nhắc nhở bạn ấy bằng lời phê trên bài làm: “Toán còn yếu phải cố gắng nhiều” chưa lần nào bài tập cùa Nguyên đạt được điểm năm. Tuy là có thua kém với các bạn trong lớp nhưng Nguyên vẫn không nản lòng. Bạn ấy về nhà xin ba mua đủ các sách giải toán rồi miệt mài đọc kỹ và tập giải với mong muốn mãnh liệt là mình sẽ giỏi toán. Từ đó, nhất là từ đầu năm lớp năm, vào lớp em thấy Nguyên luôn để tâm nghe thầy giảng giải các bài toán, về nhà, hôm nào cũng vậy, dùng bữa xong là bạn bắt tay ngay vào việc giải toán. Nguyên đã tìm hỏi các bạn trong lớp trong đó có em, cách giải các bài toán mà bạn ấy bị điểm thấp. Em và các bạn đều vui vẻ chi dẫn rành rọt cho bạn mình. Có lần Nguyên đã khẩn khoản hỏi Nga, cô bạn học giỏi toán nhất lớp: – Nga ơi! Bạn có cách nào mà học giỏi toán như vậy. Bạn chỉ cho mình đi. Nga tươi cười cời mở: – Chẳng có gì khó hết bạn ơi! Bạn chỉ cần tbuộc và hiểu kỹ bài học và làm cho thật nhiều bài tập là được. Bạn cứ làm đi. Chỗ nào không làm được, nếu mình biết mình sẽ giúp. Ta sẽ cùng giải.. Nghe lời bạn, Nguyên về nhà giải thật nhiều bài tập toán. Nhiều lúc, bạn ấy đã từ chối lời mời đi chơi của các bạn mình. Nguyên miệt mài làm cả các bài tập không có lời giải trong sách và mang tới nhờ thầy sửa giúp. Thấy Nguyên cố gắng, thầy vui mừng lắm và nhiều lần khuyến khích. Thế rồi điều phải đến đã đến. Bài kiểm tra toán của Nguyên lần ấy được điểm chín. Thầy rất hài lòng nên khen ngợi Nguyên trước lớp. Nhìn bạn mình phút ấy em biết lòng bạn sung sướng lắm. Nguyên ơi! Nhờ bạn, mình mới sáng thêm ý nghĩa câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” mà thầy thường nhắc nhở để khuyên chúng ta chăm chỉ học hành. Muốn học giỏi phải kiên trì cố gắng. Kể lại câu chuyện mà em đã trải qua có nội dung như câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” – Bài làm 5 Mỗi lần em than rằng việc học rất khó, không dễ như ba mẹ nghĩ thì ba lại bảo rằng “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Và hôm nay em rất vui vì câu nói của ba là động lực để em đạt được thành quả như ngày hôm nay. Em biết cuộc thi học sinh giỏi tỉnh môn văn vô cùng khó khăn và nhiều thử thách. Xung quanh em còn có rất nhiều bạn viết văn rất hay, học rất chăm. Nhưng ba vẫn thường động viên em mỗi ngày cố gắng sẽ có sự đèn đáp xứng đáng. Vậy là trong suốt một năm trời, em đã cố gắng đọc thật nhiều sách văn, tham khảo bài văn của người khác. Đồng thời em rèn luyện kĩ năng viết mỗi ngày nhằm có thể nâng cao hơn nữa cách viết cũng như cách tiếp cận đề tài của mình. Kể lại câu chuyện em trải qua “có công mài sắt có ngày nên kim” Mỗi ngày em sẽ dành thời gian 2 tiếng để viết bài và đọc bài tham khảo của người khác và 1 tiếng để nghe các chương trình văn học ở trên ti vi. Tất cả những điều đó đã khiến cho em tích lũy được kinh nghiệm dần dần và đạt được thành quả như hôm nay. Muốn học tốt môn văn bên cạnh tài năng bẩm sinh thì yêu cầu người học còn phải chăm chỉ, siêng năng hơn nữa thì mới có thể đạt được thành tựu đáng mong đợi. Và em cũng vậy, những lúc em thấy mệt mỏi, không muốn viết và đọc nữa thì ba vẫn nhẹ nhàng động viên. Những lúc như thế em lại càng có thêm quyết tâm để học tập thật tốt, chuẩn bị đầy đủ kiến thức trang bị cho kì thi quan trọng sắp tới. Và em đã làm được, kì thi học sinh giỏi tỉnh môn Văn em đã được giải Nhì toàn tỉnh. Với kết quả đáng mong đợi đó em nhận được lời chúc mừng từ họ hàng, thầy cô và bạn bè. Em thầm cảm ơn ba và cảm ơn chính mình đã không ngừng cố gắng để có được thành công như hiện nay. Em rút ra kinh nghiệm “Không có gì là không thể khi chúng ta đang cố gắng và cố gắng hết mình. Sự nỗ lực trong hiện tại sẽ được đền đáp trong tương lai theo cách mà chúng ta mong muốn nhất”. Kết quả của kì thi là minh chứng cho câu nói “Có công mài sắt có ngày nên kim” mà ba đã dành tặng em. Em sẽ luôn cố gắng và phấn đấu hết mình để chạm tới ước mơ của mình trong tương lai. Kể lại câu chuyện mà em đã trải qua có nội dung như câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” – Bài làm 6 “Ôi trời ơi! Lại kiểm tra toán nữa rồi!” tôi nhăn nhó. Tôi ngồi cầu trời khấn phật mãi mà vẫn cứ cho bài kiểm tra. Đầu năm, tôi rất ghét và sợ môn Toán. Đến giờ toán,tôi cảm thấy như bị cực hình. Nghe cô giảng mà mà tôi chẳng hiểu gì cả. Không phải là tôi nói chuyện trong lớp đâu! Tôi luôn trật tự nghe cô giảng và cũng luôn làm đủ bài tập. Nhưng những con số và các hình vẽ khó cứ làm tôi hoa hết cả mắt. Các bài tập nâng cao hầu như tôi đều nhờ mẹ giảng. Vì mẹ tôi không phải đi công tác nên tôi thường ỷ lại vào mẹ. Các bài kiểm tra của tôi thường bị điểm kém. Cô giáo phê bình tôi trước lớp, bố mẹ cũng rất buồn về sức học của tôi. Tôi cảm thấy xấu hổ và quyết tâm học tốt môn này.Tôi bắt đầu lập ra một kế hoạch học tập khoa học.Tôi dành thời gian học toán nhiều hơn nhưng cũng không quên các môn khác. Tôi cũng không xem ti vi và đọc chuyện nhiều.ở trên lớp, tôi luôn cố gắng nhập tâm bài giảng của cô, chỗ nào chưa hiểu tôi hỏi lại cô hoặc nhờ bạn giảng. Tối về tôi luôn tự làm các bài tập. Bài nào khó, tôi xem lại bài giảng và mẫu của cô, xoay cách này cách khác. Tôi nhờ mẹ mua những quyển sách hay về môn này. Dần dần tôi học khá hơn và cũng không sợ môn toán như trước nữa.Bố mẹ tôi luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi. Hôm thứ tư, cô trả bài kiểm tra toán và đó là lần đầu tiên tôi được điểm tốt. Tôi bị trừ mất đi một điểm vì chưa trình bày và giải thích rõ ràng. Tôi lại học, học và học. Học cách trình bày ,học cách iải thích sao cho mạch lạc và dễ hiểu. Trong tời gian cố gắng học toán, tôi phải cảm ơn cô nhiều nhất. Cô luôn ở bên, động viên, khuyến khích tôi. Cô vẫn thường nói với tôi: “có công mài sắt có ngày nên kim”. Hôm sinh hoạt lớp, tôi đã được tuyên dương. Tôi rất vui. Bây giờ, tôi đã học khá môn toán hơn trước. Tôi hiểu rằng phải có quyết tâm cao thì mới làm được những việc khó, như câu ca dao vẫn nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Kể lại câu chuyện mà em đã trải qua có nội dung như câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”4.8 (96%) 380 đánh giá
Kể lại câu chuyện mà em đã trải qua có nội dung như câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” – Bài làm 1
Mỗi lần em than rằng việc học rất khó, không dễ như ba mẹ nghĩ thì ba lại bảo rằng “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Và hôm nay em rất vui vì câu nói của ba là động lực để em đạt được thành quả như ngày hôm nay.
Em biết cuộc thi học sinh giỏi tỉnh môn văn vô cùng khó khăn và nhiều thử thách. Xung quanh em còn có rất nhiều bạn viết văn rất hay, học rất chăm. Nhưng ba vẫn thường động viên em mỗi ngày cố gắng sẽ có sự đèn đáp xứng đáng.
Vậy là trong suốt một năm trời, em đã cố gắng đọc thật nhiều sách văn, tham khảo bài văn của người khác. Đồng thời em rèn luyện kĩ năng viết mỗi ngày nhằm có thể nâng cao hơn nữa cách viết cũng như cách tiếp cận đề tài của mình.
Mỗi ngày em sẽ dành thời gian 2 tiếng để viết bài và đọc bài tham khảo của người khác và 1 tiếng để nghe các chương trình văn học ở trên ti vi. Tất cả những điều đó đã khiến cho em tích lũy được kinh nghiệm dần dần và đạt được thành quả như hôm nay.
Muốn học tốt môn văn bên cạnh tài năng bẩm sinh thì yêu cầu người học còn phải chăm chỉ, siêng năng hơn nữa thì mới có thể đạt được thành tựu đáng mong đợi. Và em cũng vậy, những lúc em thấy mệt mỏi, không muốn viết và đọc nữa thì ba vẫn nhẹ nhàng động viên. Những lúc như thế em lại càng có thêm quyết tâm để học tập thật tốt, chuẩn bị đầy đủ kiến thức trang bị cho kì thi quan trọng sắp tới.
Và em đã làm được, kì thi học sinh giỏi tỉnh môn Văn em đã được giải Nhì toàn tỉnh. Với kết quả đáng mong đợi đó em nhận được lời chúc mừng từ họ hàng, thầy cô và bạn bè. Em thầm cảm ơn ba và cảm ơn chính mình đã không ngừng cố gắng để có được thành công như hiện nay.
Em rút ra kinh nghiệm “Không có gì là không thể khi chúng ta đang cố gắng và cố gắng hết mình. Sự nỗ lực trong hiện tại sẽ được đền đáp trong tương lai theo cách mà chúng ta mong muốn nhất”. Kết quả của kì thi là minh chứng cho câu nói “Có công mài sắt có ngày nên kim” mà ba đã dành tặng em.
Em sẽ luôn cố gắng và phấn đấu hết mình để chạm tới ước mơ của mình trong tương lai.
Kể lại câu chuyện mà em đã trải qua có nội dung như câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” – Bài làm 2
“Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Đó là câu tục ngữ mà thầy thường dẫn ra trong lớp để khuyên nhủ chúng em. Nhiều bạn làm theo lời khuyên của thầy mà đã đạt kết quả mỹ mãn, trong đó có em.
Còn nhớ hồi đầu năm cứ đến giờ tập làm văn là em ngồi thừ ra cắn bút trong khi các bạn khác trong lớp chữ nghĩa cứ tuôn trào. Đến khi các bạn viết đã đầy trang rồi, thế mà em cố gắng lắm cũng chỉ được sáu bảy dòng rồi cạn nguồn và em cứ ngồi loay hoay mãi.
Chưa bao giờ em được điểm bảy hay tám về môn văn. Má em khuyên nhủ: “Con phải ráng mà kiên nhẫn, đừng chán nản. Phải có công mài sắt thì mới có ngày nên kim được con ạ! Văn ôn, võ phải luyện mà. Con ôn luyện đi. Má sẽ giúp sức cho con”.
Lời căn dặn của má thúc giục em, từ đó, ngoài việc học và làm bài mới, em đã dành hẳn mỗi ngày một giờ đồng hồ để học văn. Thoạt tiên, em tìm lại sách lớp bốn, đọc kỹ phần ghi nhớ. Má hướng đẫn thật chu đáo khâu tìm hiểu đề, xác định nội dung và thể loại của nó. Má cho em đọc nhiều lần bài văn mẫu, bài đọc thêm ở sách tham khảo rồi yêu cầu em viết bài làm của mình không được giống với những điều gì đã đọc. Lúc đầu, em bắt chước các bài vàn mẫu ấy nhưng dần dần tập viết khác đi bằng cách diễn đạt của mình. Má dạy em cách dùng từ, diễn ý sao cho xác hợp mà thoát ý. Nghe lời má, em sắm một quyển sổ tay chép các đoạn văn hay của các nhà văn nổi tiếng. Lúc nào rảnh rỗi là em lấy số tay đọc để tìm hiểu và học tập cách dùng từ, diễn ý sinh động hấp của các bậc tiền bối này.
“Học thầy không tầy học bạn”, trong lớp, em làm thân với Nguyên và Hương hai cây văn có tiếng. Hai bạn này truyền đạt lại các kinh nghiệm học văn mà các bạn ấy có được. Điều chi, bài nào khó quá, em mạnh dạn vào lớp hỏi cô. Cô vui vẻ chỉ dẫn tận tình, cho em mượn cả sách tham khảo mà em không có.
Thấy em cố gắng, ba em cũng hết lòng khích lệ. Ba đã tìm mua cho các em sách tham khảo tập làm văn cần thiết.
Ba tháng sau, em tiến bộ rõ. Không những biết làm dàn ý, em còn biết viết câu văn sao cho có hình ảnh gợi tả và gợi cảm. Tiến bộ ấy đã được cô em công nhận trong lớp. Bài tập làm văn và các bài tập tiếng Việt khác của em điểm số cứ tăng dần. Hai tuần trước đây, lần đầu tiên bài tập làm văn của em đạt điểm chín, được cô đọc cho cả lớp nghe và đặc biệt khen ngợi. Nhưng đặc biệt hơn là cuối học kì một, em được nhà trường tuyển chọn vào đội học sinh giỏi.
Xúc động biết bao, nước mắt em cứ muốn trào lên. Câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim" sáng lên trong tâm trí em lúc này.
Kể lại câu chuyện mà em đã trải qua có nội dung như câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” – Bài làm 3
Em viết chữ rất xấu nên sợ môn Chính tả. Mẹ thường khuyên em tập viết. Em đề ra kế hoạch mỗi ngày bỏ ra vài tiếng tập chép rồi nhờ mẹ chấm. Chữ em dần dần ngay ngắn, sạch sẽ, rõ ràng. Cô giáo và mẹ động viên, cuối cùng em đã đạt được kết quả tốt. Em cố gắng tiếp tục luyện tập để chữ viết ngày càng đẹp. Câu chuyện giống ý nghĩa câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Trong các môn học, em sợ nhất môn Chính tả vì chữ em rất xấu. Mỗi lần đến giờ chép Chính tả theo lời cô đọc, em thấy khổ sở vô cùng. Mẹ em thường khuyên nhủ: “Con lớn rồi, phải cố tập viết sao cho đẹp, ông bà mình bảo nét chữ là nết người đấy con ạ !”. Em ngẫm nghĩ và thấy lời khuyên của mẹ rất đúng. Vì thế em quyết tâm tập viết hằng ngày, đến khi nào chữ trở nên sạch đẹp mới thôi.
Em tự đề ra cho mình một kế hoạch: mỗi ngày dành ra vài tiếng đồng hồ để tập chép. Trước hết, em chép lại những bài tập đọc trong sách giáo khoa. Mẹ dạy em cách cầm bút sao cho thoải mái để viết lâu không bị mỏi tay. Em học theo và đã quen dần với cách cầm bút ấy. Mỗi trang vở là một bài tập chép. Em viết nhiều lần ra nháp, sau đó mới chép vào vở. Xong một bài, em nhờ mẹ chấm điểm. Những bài đầu, mẹ chỉ cho điểm năm, điểm sáu vì còn sai chính tả và nét chữ chưa đều. Nhưng em không nản chí, càng cố gắng hơn.
Đến những bài sau, em đã có nhiều tiến bộ. Những dòng chữ đều đặn, ngay hàng thẳng lối hiện dần ra dưới ngòi bút của em. Mẹ và cô giáo không ngừng động viên em. Điều đó làm cho em tăng thêm quyết tâm phấn đấu. Lần đầu tiên, được cô giáo cho điểm 10 Chính tả, em vô cùng sung sướng! Thế là em đã chiến thắng được bản thân. Em đã trở thành người học sinh có ý chí và nghị lực trong học tập.
Từ nay, cái biệt danh Tuấn gà bới mà mấy bạn tinh nghịch trong lớp đặt cho em không còn nữa. Dù vậy, em vẫn kiên trì tập viết để nét chữ ngày một đẹp hơn. Đúng là Có chí thì nên; Có công mài sắt, có ngày nên kim, phải không các bạn?!
Kể lại câu chuyện mà em đã trải qua có nội dung như câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” – Bài làm 4
Ít ai hiểu được ý nghĩa câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim" một cách sâu xa như Nguyên, bạn học cùng lớp với em.
Thật vậy. Em còn nhớ như in là trong năm học trước, năm lớp bốn, lần nào trả bài kiểm tra môn toán thầy cũng, nhắc nhở bạn ấy bằng lời phê trên bài làm: “Toán còn yếu phải cố gắng nhiều” chưa lần nào bài tập cùa Nguyên đạt được điểm năm.
Tuy là có thua kém với các bạn trong lớp nhưng Nguyên vẫn không nản lòng. Bạn ấy về nhà xin ba mua đủ các sách giải toán rồi miệt mài đọc kỹ và tập giải với mong muốn mãnh liệt là mình sẽ giỏi toán.
Từ đó, nhất là từ đầu năm lớp năm, vào lớp em thấy Nguyên luôn để tâm nghe thầy giảng giải các bài toán, về nhà, hôm nào cũng vậy, dùng bữa xong là bạn bắt tay ngay vào việc giải toán. Nguyên đã tìm hỏi các bạn trong lớp trong đó có em, cách giải các bài toán mà bạn ấy bị điểm thấp. Em và các bạn đều vui vẻ chi dẫn rành rọt cho bạn mình.
Có lần Nguyên đã khẩn khoản hỏi Nga, cô bạn học giỏi toán nhất lớp:
– Nga ơi! Bạn có cách nào mà học giỏi toán như vậy. Bạn chỉ cho mình đi.
Nga tươi cười cời mở:
– Chẳng có gì khó hết bạn ơi! Bạn chỉ cần tbuộc và hiểu kỹ bài học và làm cho thật nhiều bài tập là được. Bạn cứ làm đi. Chỗ nào không làm được, nếu mình biết mình sẽ giúp. Ta sẽ cùng giải..
Nghe lời bạn, Nguyên về nhà giải thật nhiều bài tập toán. Nhiều lúc, bạn ấy đã từ chối lời mời đi chơi của các bạn mình.
Nguyên miệt mài làm cả các bài tập không có lời giải trong sách và mang tới nhờ thầy sửa giúp. Thấy Nguyên cố gắng, thầy vui mừng lắm và nhiều lần khuyến khích.
Thế rồi điều phải đến đã đến. Bài kiểm tra toán của Nguyên lần ấy được điểm chín. Thầy rất hài lòng nên khen ngợi Nguyên trước lớp. Nhìn bạn mình phút ấy em biết lòng bạn sung sướng lắm.
Nguyên ơi! Nhờ bạn, mình mới sáng thêm ý nghĩa câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” mà thầy thường nhắc nhở để khuyên chúng ta chăm chỉ học hành. Muốn học giỏi phải kiên trì cố gắng.
Kể lại câu chuyện mà em đã trải qua có nội dung như câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” – Bài làm 5
Mỗi lần em than rằng việc học rất khó, không dễ như ba mẹ nghĩ thì ba lại bảo rằng “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Và hôm nay em rất vui vì câu nói của ba là động lực để em đạt được thành quả như ngày hôm nay.
Em biết cuộc thi học sinh giỏi tỉnh môn văn vô cùng khó khăn và nhiều thử thách. Xung quanh em còn có rất nhiều bạn viết văn rất hay, học rất chăm. Nhưng ba vẫn thường động viên em mỗi ngày cố gắng sẽ có sự đèn đáp xứng đáng.
Vậy là trong suốt một năm trời, em đã cố gắng đọc thật nhiều sách văn, tham khảo bài văn của người khác. Đồng thời em rèn luyện kĩ năng viết mỗi ngày nhằm có thể nâng cao hơn nữa cách viết cũng như cách tiếp cận đề tài của mình.
Kể lại câu chuyện em trải qua “có công mài sắt có ngày nên kim” Mỗi ngày em sẽ dành thời gian 2 tiếng để viết bài và đọc bài tham khảo của người khác và 1 tiếng để nghe các chương trình văn học ở trên ti vi. Tất cả những điều đó đã khiến cho em tích lũy được kinh nghiệm dần dần và đạt được thành quả như hôm nay.
Muốn học tốt môn văn bên cạnh tài năng bẩm sinh thì yêu cầu người học còn phải chăm chỉ, siêng năng hơn nữa thì mới có thể đạt được thành tựu đáng mong đợi. Và em cũng vậy, những lúc em thấy mệt mỏi, không muốn viết và đọc nữa thì ba vẫn nhẹ nhàng động viên. Những lúc như thế em lại càng có thêm quyết tâm để học tập thật tốt, chuẩn bị đầy đủ kiến thức trang bị cho kì thi quan trọng sắp tới.
Và em đã làm được, kì thi học sinh giỏi tỉnh môn Văn em đã được giải Nhì toàn tỉnh. Với kết quả đáng mong đợi đó em nhận được lời chúc mừng từ họ hàng, thầy cô và bạn bè. Em thầm cảm ơn ba và cảm ơn chính mình đã không ngừng cố gắng để có được thành công như hiện nay.
Em rút ra kinh nghiệm “Không có gì là không thể khi chúng ta đang cố gắng và cố gắng hết mình. Sự nỗ lực trong hiện tại sẽ được đền đáp trong tương lai theo cách mà chúng ta mong muốn nhất”. Kết quả của kì thi là minh chứng cho câu nói “Có công mài sắt có ngày nên kim” mà ba đã dành tặng em.
Em sẽ luôn cố gắng và phấn đấu hết mình để chạm tới ước mơ của mình trong tương lai.
Kể lại câu chuyện mà em đã trải qua có nội dung như câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” – Bài làm 6
“Ôi trời ơi! Lại kiểm tra toán nữa rồi!” tôi nhăn nhó. Tôi ngồi cầu trời khấn phật mãi mà vẫn cứ cho bài kiểm tra.
Đầu năm, tôi rất ghét và sợ môn Toán. Đến giờ toán,tôi cảm thấy như bị cực hình. Nghe cô giảng mà mà tôi chẳng hiểu gì cả. Không phải là tôi nói chuyện trong lớp đâu! Tôi luôn trật tự nghe cô giảng và cũng luôn làm đủ bài tập. Nhưng những con số và các hình vẽ khó cứ làm tôi hoa hết cả mắt. Các bài tập nâng cao hầu như tôi đều nhờ mẹ giảng. Vì mẹ tôi không phải đi công tác nên tôi thường ỷ lại vào mẹ. Các bài kiểm tra của tôi thường bị điểm kém. Cô giáo phê bình tôi trước lớp, bố mẹ cũng rất buồn về sức học của tôi. Tôi cảm thấy xấu hổ và quyết tâm học tốt môn này.Tôi bắt đầu lập ra một kế hoạch học tập khoa học.Tôi dành thời gian học toán nhiều hơn nhưng cũng không quên các môn khác. Tôi cũng không xem ti vi và đọc chuyện nhiều.ở trên lớp, tôi luôn cố gắng nhập tâm bài giảng của cô, chỗ nào chưa hiểu tôi hỏi lại cô hoặc nhờ bạn giảng. Tối về tôi luôn tự làm các bài tập. Bài nào khó, tôi xem lại bài giảng và mẫu của cô, xoay cách này cách khác. Tôi nhờ mẹ mua những quyển sách hay về môn này. Dần dần tôi học khá hơn và cũng không sợ môn toán như trước nữa.Bố mẹ tôi luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi. Hôm thứ tư, cô trả bài kiểm tra toán và đó là lần đầu tiên tôi được điểm tốt. Tôi bị trừ mất đi một điểm vì chưa trình bày và giải thích rõ ràng. Tôi lại học, học và học. Học cách trình bày ,học cách iải thích sao cho mạch lạc và dễ hiểu. Trong tời gian cố gắng học toán, tôi phải cảm ơn cô nhiều nhất. Cô luôn ở bên, động viên, khuyến khích tôi. Cô vẫn thường nói với tôi: “có công mài sắt có ngày nên kim”. Hôm sinh hoạt lớp, tôi đã được tuyên dương. Tôi rất vui.
Bây giờ, tôi đã học khá môn toán hơn trước. Tôi hiểu rằng phải có quyết tâm cao thì mới làm được những việc khó, như câu ca dao vẫn nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.