14/01/2018, 11:17

Kế hoạch khắc phục những hạn chế, yếu kém từ trước, mới phát sinh năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018

Kế hoạch khắc phục những hạn chế, yếu kém từ trước, mới phát sinh năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 Khắc phục sửa chữa những hạn chế khuyết điểm thời gian qua Kế hoạch khắc phục những hạn chế yếu kém ...

Kế hoạch khắc phục những hạn chế, yếu kém từ trước, mới phát sinh năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018

Kế hoạch khắc phục những hạn chế yếu kém

được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải trong bài viết này. Kế hoạch khắc phục những hạn chế, yếu kém đưa ra những hạn chế yếu kém của ban chấp hành Đoàn và nhiệm vụ, giải pháp khắc phục. Mời các bạn tham khảo.

Kế hoạch cá nhân khắc phục hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình năm 2018

TỈNH ĐOÀN ……………….

BCH ĐOÀN …………………..

***

Số: …- KH/ĐTN

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH


…………, ngày … tháng … năm 20…

KẾ HOẠCH

Khắc phục những hạn chế, yếu kém từ trước; hạn chế, yếu kém mới

phát sinh năm 20… và 6 tháng đầu năm 20…

Thực hiện Công văn số …………. ngày …………. của Ban Thường vụ Huyện uỷ về việc xây dựng kế hoạch khắc phục những hạn chế, yếu kém; Ban Thường vụ Huyện đoàn xây dựng Kế hoạch khắc phục những hạn chế, yếu kém với những nội dung cụ thể như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

  1. Khắc phục kịp thời những hạn chế, yếu kém, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh …………….. tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đoàn viên thanh niên.
  2. Trên cơ sở xác định rõ nội dung hạn chế, yếu kém, nhất là những hạn chế, yếu kém do nguyên nhân chủ quan, từ đó đề ra các nhiệm vụ và giải pháp khắc phục; phân công trách nhiệm tập thể, cá nhân phụ trách; định thời gian hoàn thành; yêu cầu chất lượng, hiệu quả cần đạt.
  3. Việc khắc phục những hạn chế, yếu kém phải trên tinh thần cầu thị, tự giác; nỗ lực phấn đấu của từng tập thể Ban Thường Vụ và cán bộ, đoàn viên các cấp; tránh cách làm hình thức, không đem lại hiệu quả thiết thực.

B. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

I. Nội dung, nguyên nhân những hạn chế, yếu kém

1. Nội dung những hạn chế, yếu kém

- Công tác tuyên truyền giáo dục cho ĐVTN ở một số cơ sở Đoàn chưa được chú trọng.

- Việc cụ thể hoá các chương trình công tác lớn của Đoàn tuy có chuyển biến nhưng chất lượng hiệu quả chưa cao.

- Việc hỗ trợ vốn vay cho thanh niên phát triển kinh tế còn hạn chế.

- Cơ sở vật chất cho hoạt động Đội trên địa bàn dân cư chưa được quan tâm đúng mức.

- Công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở một số cơ sở Đoàn chưa kịp thời, còn thụ động.

- Chế độ thông tin báo cáo gửi về văn phòng Huyện Đoàn đa số các đơn vị chưa kịp thời, nhất là việc báo cáo số liệu rà soát công tác Đoàn ở nhiều cơ sở chưa nghiêm túc.

- Chế độ tham dự Hội nghị, các cuộc thi do BTV Huyện Đoàn triển khai vẫn còn một số đơn vị thực hiện không đầy đủ.

2. Nguyên nhân:

2.1. Nguyên nhân khách quan

- Mặt trái của kinh tế thị trường ảnh hưởng đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận TTN. Vấn đề thiếu việc làm, nhất là trong TN nông thôn đã có tác động không nhỏ đến tình hình thanh niên và khả năng đoàn kết tập hợp, giáo dục thanh thiếu nhi.

- Cơ chế, chính sách cho Đoàn tổ chức các hoạt động chưa đảm bảo.

- Một số cấp uỷ Đảng, Chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm lãnh, chỉ đạo công tác Đoàn và phong trào TTN.

2.1. Nguyên nhân chủ quan:

- Việc tạo nguồn, đào tạo, bố trí sử dụng, luân chuyển cán bộ ở một số cơ sở Đoàn còn nhiều bất cập. Một bộ phận cán bộ chi đoàn chưa thực sự tâm huyết với phong trào.

- Năng lực tham mưu, chỉ đạo thực tế; kỹ năng, nghiệp vụ của một số cán bộ Đoàn cơ sở và chi đoàn còn hạn chế.

- Một bộ phận TN chưa thiết tha với tổ chức Đoàn, thiếu ý chí, nghị lực vươn lên.

II. Nhiệm vụ và giải pháp

1. Đẩy mạnh công tác đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, ĐVTN

- Tăng cường công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, định hướng dư luận trong cán bộ, đoàn viên, thanh niên; kịp thời giáo dục, định hướng, ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc về nhận thức chính trị, đảm bảo thống nhất quan điểm trong nhận thức và hành động từ tập thể Thường trực, BTV Huyện Đoàn đến nội bộ Đoàn cấp dưới và ĐVTN.

- Nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu ý kiến và tạo điều kiện tốt nhất để từng cá nhân trình bày quan điểm, bày tỏ tâm tư nguyện vọng trước tập thể, quan tâm chia sẻ những khó khăn, tháo gỡ vướng mắc trong nhận thức, suy nghĩ của cán bộ, nhất là trong nội bộ Thường trực, BTV, Ban Chấp hành.

- Kịp thời quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, của Đoàn, chính sách pháp luật của Nhà nước theo hướng cụ thể, thiết thực; tiếp tục triển khai đồng bộ 6 bài học lý luận chính trị của Đoàn, quan tâm đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng, ý thức đấu tranh phòng chống “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trong cán bộ, ĐVTN bằng nhiều hình thức, qua nhiều kênh thông tin giáo dục của Đảng, của Đoàn.

- Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Xây dựng chuẩn mực đạo đức cho cán bộ công chức và người lao động phấn đấu rèn luyện, thực hiện tốt việc đăng ký làm theo Bác bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, tích cực phát huy vai trò nêu gương của cán bộ chủ chốt, nhất là người đứng đầu tại cơ quan.

2. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Đoàn viên các cấp

- Cán bộ Đoàn viên thanh niên từ huyện đến cơ sở rà soát thực trạng về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ đơn vị, cơ sở mình; lập báo cáo thực trạng về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị của cán bộ Đoàn chuyên trách cấp huyện, xã, thị trấn, bí thư Đoàn cơ sở và cán bộ chủ chốt, nguồn quy hoạch cán bộ Đoàn chủ chốt các cấp gửi cấp uỷ các cấp và Đoàn cấp trên. Trên cơ sở đó, cấp uỷ, Đoàn các cấp có kế hoạch đào tạo phù hợp.

- Lựa chọn, bố trí những cán bộ có bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức, uy tín, có kỹ năng vận động, tập hợp đoàn viên thanh niên. Phát hiện, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ có năng lực, cán bộ trẻ, người dân tộc thiểu số.

- Việc cử cán bộ học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đạt được mục tiêu đề ra do các đơn vị chủ động thực hiện.

- Tăng cường công tác phát hiện giới thiệu nguồn cán bộ Đoàn cho Đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể. Quan tâm đến công tác phát triển đảng, đặc biệt là phát triển đảng đối với đoàn viên thanh niên khối nông thôn.

3. Quán triệt thực hiện nghiệm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; nâng cao tinh thần trách nhiệm của tập thể và từng cá nhân đảm bảo hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao

- Tăng cường mở rộng, phát huy dân chủ, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, Quán triệt nghiêm túc nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đoàn, không ngừng bổ sung hoàn thiện, thực hiện đúng Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban thường vụ.

- Tập trung chỉ đạo có trọng tâm theo điều kiện thực tế và thế mạnh của địa phương để lãnh đạo thực hiện tốt phong trào lớn của Đoàn, đảm bảo đạt hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu từng đối tượng đoàn viên, thanh niên. Đặc biệt chú trọng nhân rộng những cách làm hay, mô hình mới, kịp thời sơ tổng kết các chương trình, kế hoạch, nghị quyết chuyên đề trong phát triển phong trào. Tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền tạo điều kiện thuận lợi sớm quy hoạch xây dựng và đưa vào sử dụng Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên phục vụ các hoạt động phong trào của Đoàn, Hội.

- Tăng cường chỉ đạo xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội và tham gia xây dựng Đảng. Tiến hành khảo sát toàn diện tình hình đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện, tổng kết Nghị quyết số 01 của Ban Chấp hành khóa VIII về nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn, làm cơ sở tham mưu nội dung, giải pháp chỉ đạo công tác xây dựng Đoàn trong tình hình mới. Nghiên cứu đổi mới hình thức tổ chức và hoạt động Hội ở cơ sở theo hướng mở rộng các loại hình tập hợp thanh niên, phấn đấu đến cuối năm 2016 tỷ lệ tập hợp thanh niên vào tổ chức Đoàn, Hội đạt trên 65%. Tiếp tục quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động Hội đồng Đội xã, thị trấn.

- Tiếp tục đẩy mạnh nâng cao chất lượng đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng. Phát huy vai trò chủ động, tích cực của đoàn viên, thanh niên trong tham gia xây dựng Đảng, Chính quyền. Chủ động bồi dưỡng, giới thiệu cán bộ trẻ bổ sung cho Đảng, Chính quyền các cấp.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tập thể Thường trực, BTV Huyện Đoàn quán triệt nghiêm tục nội dung, giải pháp nêu trên, vận dụng sáng tạo vào công tác lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

2. Cá nhân các đồng chí Thường trực, Ủy viên Ban Thường vụ nêu cao ý thức trách nhiệm, chủ động tham mưu, đề xuất khắc phục hạn chế, khuyết điểm theo từng lĩnh vực được phân công phụ trách. Đồng thời, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện nêu gương về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, đoàn kết thống nhất nội bộ, phát huy dân chủ, nêu cao ý thức tự phê bình, khắc phục khuyết điểm, hạn chế của bản thân góp phần khắc phục khuyến điểm, hạn chế của tập thể.

3. Văn phòng Huyện Đoàn theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch.

4. Căn cứ vào kết quả, mức độ khắc phục hạn chế, yếu kém làm cơ sở cho việc đánh giá, phân loại tổ chức và cán bộ Đoàn hàng năm và thực hiện công tác thi đua - khen thưởng.

Nơi nhận:

- Thường trực Huyện ủy (b/c);

- BTV Tỉnh Đoàn (b/c);

- Ban DV Huyện ủy (b/c);

- Ban TG, VP Tỉnh Đoàn. (b/c);

- Các cơ sở Đoàn (t/h);

- Lưu VP.

TM. BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ĐOÀN

BÍ THƯ

0