24/05/2017, 12:01

Kể chuyện về Bác Hồ với thiếu nhi

Đề bài: Bác Hồ là người rất thương yêu trẻ nhỏ, Bác luôn dành những tình cảm đặc biệt dành cho các em thiếu nhi, em hãy kể chuyện về Bác Hồ với thiếu nhi mà em đã được đọc? Trong muôn vàn công việc bận rộn, nhưng Bác luôn dành cho các em thiếu nhi một quỹ thời gian riêng, chính vì thế, các em ...

Đề bài: Bác Hồ là người rất thương yêu trẻ nhỏ, Bác luôn dành những tình cảm đặc biệt dành cho các em thiếu nhi, em hãy kể chuyện về Bác Hồ với thiếu nhi mà em đã được đọc?

Trong muôn vàn công việc bận rộn, nhưng Bác luôn dành cho các em thiếu nhi một quỹ thời gian riêng, chính vì thế, các em thiếu nhi cũng rất yêu quý Bác và luôn quấn quýt mỗi khi có dịp gặp Bác Hồ.

Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng... Lời bài hát này luôn vang mãi trong tâm khảm các thế hệ cha ông và cho đến ngày nay.

Dưới đây là những bài kể chuyện về Bác Hồ với thiếu nhi mà chúng tôi đã sưu tầm để các em tham khảo:

Bài 1. : Bác Hồ thăm vườn hoa nghìn việc tốt

Sáng mồng một Tết Đinh Mùi (9-2-1967), Bác Hồ về Tam Sơn gặp mặt đại biểu các dân tộc tỉnh Hà Bắc họp ở chùa Cảm Ứng.

- Ảnh minh họa

Xe Bác vừa tiến vào đến nơi, Nguyễn Thế Hải học sinh lớp một đang nô đùa cùng bạn, bỗng reo lên:

- Bác Hồ! Bác Hồ!

- Bác Hồ về thăm quê hương nghìn việc tốt.

Cả đám thiếu nhi dừng chơi, xúm lại quây quanh xe Bác.

Đồng chí cần vụ từ trong xe bước ra nhắc nhở các em rồi mở cửa, mời Bác xuống.

Bác tươi cười nhìn các em rồi hỏi:

- Các cháu đang chơi Tết?

- Thưa Bác, vâng ạ!

- Thưa Bác, năm mới, chúng cháu kính chúc Bác mạnh khoẻ, sống lâu!…

Các em đua nhau nói những điều từ lâu mong được thưa với Bác, nhưng hồi hộp quá, nói không được nhiều…

Bác Hồ rất vui. Nghe các em nói xong, Bác bảo:

- Các cháu làm nghìn việc tốt, có nhớ và làm theo những điều Bác dặn không?

- Thưa Bác có ạ! – Nguyễn Thế Hải đứng nghiêm đọc liên hồi 5 điều Bác Hồ dạy như đọc đồng thanh ở lớp.

Tất cả đều cười. Nhưng ai cũng vui vì Hải đã trả lời đúng.

Khi Bác cùng các đồng chí lãnh đạo bước lên chùa. Đội thiếu nhi danh dự đã dâng hoa tặng Bác, Bác nhận bó hoa từ tay Liên đội trưởng Nguyễn Toàn Thắng rồi trao cho đồng chí cần vụ.

Bác hỏi Thắng:

- Cháu học có giỏi không? Có được phần thưởng của Bác không?

- Thưa Bác có ạ. Cháu được nhận phần thưởng của Bác hai lần: Một lần một cuốn sổ một lần hai quả cam.

Cháu đã được phần thưởng của Bác, cháu phải giúp đỡ các bạn học thật giỏi, lao động thật giỏi… để nhiều người cùng được phần thưởng của Bác, thế mới tốt.

- Thưa Bác vâng ạ!

-------------------------------------


Bài 2. : Các em sạch và ngoan thật!

Đầu năm 1967, Bác Hồ về thăm tỉnh Thái Bình. Các em thiếu nhi xóm Dân Chủ hát vang bài “Giải phóng miền Nam” đón Bác. Bác hỏi:

- Các cháu có ngoan không?

- Thưa Bác có ạ! Các cháu cùng trả lời.

- Các cháu có vâng lời cha mẹ không?

- Thưa Bác có ạ!

- Các cháu ăn ở có sạch sẽ không?

- Thưa Bác có ạ!

- Chìa tay cho Bác xem nào?

Những bàn tay xinh xắn, chìa ra trước mặt cho Bác xem. Bác gật đầu hài lòng lắm vì thấy cuộc sống của các cháu nhỏ ở nông thôn đã thay đổi dần với cuộc sống của dân làng.

Các em sạch và ngoan thật. Bác Hồ lấy kẹo chia cho các cháu rồi lại tiếp tục đi.

--------------------------


Bài 3. : Đối với các cháu bé

Nhớ lại hồi cách mạng mới thành công, Bác Hồ rất thích thú mỗi khi nghe tiếng trống ếch rộn ràng, nhìn những bước đi cố tỏ ra vẻ oai nghiêm, nhưng vẫn đầy nét trẻ thơ của các em.

Có những lúc từ buồng làm việc trên tầng cao ở Bắc Bộ phủ, Bác phải đứng nhìn qua vai người khác để các cháu không thấy Bác và Bác được tự do ngắm nhìn các cháu. Trong những ngày vui lúc đó, các em thường mặc đồng phục quần xanh, sơ mi trắng, đầu đội mũ calô. Bác đứng nhìn các cháu rất lâu, rất lâu. Người suy nghĩ điều gì?

- Ảnh minh họa

Buổi tối, khi làm việc, có tiếng hát của cháu bé, Bác ra hiệu dừng lại cùng lắng nghe. Rồi Bác hỏi:

- Chú thử đoán xem, cháu bé này bao nhiêu tuổi?

- Thưa Bác, năm tuổi.

- Theo Bác thì ít hơn.

- Khi hỏi lại các đồng chí bên Đài phát thanh, tôi thấy Bác thường đoán đúng hơn. Có gì khó hiểu đâu, vì Bác đã nghe rất nhiều, nghe rất chăm chú. Và chắc là, vừa nghe Bác vừa tưởng tượng ra cô bé hoặc chú bé tí xíu đó!

Nhưng tôi vẫn chưa hiểu vì sao đang làm việc Bác vẫn để đài? Có lần tôi hỏi có nên tắt đài đi không, Bác nhìn tôi trầm ngâm nói:

- Cứ để đấy chú ạ. Để nghe cho có tiếng người. Chú ở nhà, dù con khóc hoặc vợ nói dỗi, có khi nặng lời, nhưng đều là tình cảm gia đình…

------------------------------------

Bài 4. : Dành cho các cháu

Trước khi thiết kế ngôi nhà sàn gỗ của Bác tại Phủ Chủ tịch (tầng trên có hai phòng, một phòng Bác dùng vào việc, một phòng nghỉ. Còn tầng dưới là nơi Bác họp và tiếp khách). Bác có ý kiến:

- Khách của Bác có nhiều, có lúc Bác phải tiếp đông các cháu, vì vậy chú thiết kế cho Bác một hàng ghế xi măng bao quanh.

Vâng lời Bác, các đồng chí đã thiết kế hàng ghế đó. Mỗi lần các cháu đến, các cháu đều quây quần bên Bác và được Bác chia bánh kẹo.

Một hôm Bác nói với đồng chí giúp việc:

- Chú xem, khách “tí hon” của Bác khá nhiều, để các cháu vui thì phải có cảnh cho các cháu xem, chú gắng kiếm một chiếc bể về để nuôi cá vàng làm cảnh cho các cháu.

Vâng lời Bác, đồng chí giúp việc đi tìm mua một bể nuôi cá đặt tại hành lang của tầng dưới ngôi nhà sàn và thả ba con cá vàng rất đẹp.

Hàng ngày, sau giờ làm việc, Bác thường cho cá vàng ăn. Người để dành những mẩu bánh mì làm thức ăn cho cá. Được Bác chăm sóc, ba con cá vàng ngày một lớn và phát triển.

Mùa đông trời lạnh, Bác nói:

- Cá cũng như người, mùa đông phải giữ nhiệt độ đủ ấm. Chú nên làm một chiếc nắp đậy bể cá để bảo đảm độ ấm cho cá.

Khách đến thăm nhà Bác, nhất là “khách tí hon” rất thích thú đứng ngắm bể cá vàng. Những con cá mầu sắc thật sặc sỡ, tung tăng, lấp lánh, bơi lặn trong bể nước.

Nguồn:
0