Hướng dẫn lập báo cáo tài chính năm 2017
Hướng dẫn lập báo cáo tài chính năm 2017 Cách lập báo cáo tài chính năm 2017 7 quy định về lập báo cáo tài chính năm 2017 Việc lập Báo cáo tài chính gồm các bước và các chứng từ như: Bảng cân đối kế ...
Hướng dẫn lập báo cáo tài chính năm 2017
7 quy định về lập báo cáo tài chính năm 2017
Việc lập Báo cáo tài chính gồm các bước và các chứng từ như: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính; Bảng cân đối số phát sinh,... Mời các bạn tham khảo nội dung để có thể nắm rõ và thực hiện lập Báo cáo tài chính năm 2017 này.
Để phục vụ cho các kế toán và doanh nghiệp lập Báo cáo tài chính cho đúng với những quy định, đúng thời hạn và đầy đủ các thông tin cần thiết. Mời các bạn cùng tham khảo những quy định cần thiết về lập Báo cáo tài chính năm 2017 như sau:
1. Kỳ lập báo cáo tài chính
– Báo cáo tài chính được lập theo quý hoặc theo năm.
– Tất cả các loại hình doanh nghiệp đều phải lập báo cáo tài chính theo năm.
– Chỉ những loại hình doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính theo quý gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, những doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán.
2. Chế độ kế toán doanh nghiệp lựa chọn áp dụng năm 2017
Tùy thuộc vào đặc điểm, nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong những chế độ kế toán sau để thực hiện:
- Chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC (áp dụng đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ)
- Chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Được áp dụng đối với những doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn thực hiện theo thông tư 200)
3. Quy định về kiểm toán báo cáo tài chính
Có một số doanh nghiệp bắt buộc trước khi nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan liên quan phải tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính đã lập. Bao gồm các doanh nghiệp sau:
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
- Doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán
4. Nơi nhận báo cáo tài chính
Sở Tài chính | Cơ quan thuế | Cơ quan Thống kê | Doanh nghiệp mẹ (Doanh nghiệp cấp trên) | Cơ quan đăng ký kinh doanh | Ủy ban chứng khoán NN và sở giao dịch chứng khoán | Ban quản lý khu chế xuất | |
Doanh nghiệp nhà nước | X | X | X | X | X | ||
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài | X | X | X | X | X | ||
Doanh nghiệp ở khu chế xuất, khu CN, khu CN cao | X | X | X | X | X | ||
Doanh nghiệp còn lại | X | X | X | X |
5. Bộ báo cáo tài chính phải nộp
Bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh doanh nghiệp phải nộp cho các cơ quan quản lý bao gồm những mẫu biểu sau:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
- Bảng cân đối số phát sinh
- Quyết toán thuế TNDN và các phụ lục đi kèm
6. Thời hạn nộp báo cáo tài chính
Mỗi loại hình doanh nghiệp có thời hạn nộp báo cáo tài chính khác nhau.
a) Đối với doanh nghiệp nhà nước:
– Các công ty con phải nộp báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ chậm nhất là sau 30 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
– Công ty mẹ nộp báo cáo tài chính chậm nhất là sau 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
b) Đối với các loại hình doanh nghiệp khác:
Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Chi nhánh, đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên.
7. Các doanh nghiệp không phải nộp báo cáo tài chính năm
a) Doanh nghiệp được phép gộp Báo cáo tài chính
– Doanh nghiệp mới thành lập từ 1/10/2016
– Doanh nghiệp giải thể, dừng kinh doanh vào quý 1/2017
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp muốn gộp báo cáo tài chính, doanh nghiệp nên làm công văn đề nghị gộp báo cáo tài chính gửi cơ quan thuế quản lý
b) Doanh nghiệp không phải lập Báo cáo tài chính
Doanh nghiệp xin tạm dừng kinh doanh từ 1/1/2016 tới 31/12/2016.