Hướng dẫn giải đề thi thử THPT năm 2018 môn Văn – chính thức của Bộ GD&ĐT
Hướng dẫn giải đề thi thử THPT năm 2018 môn Văn – chính thức của Bộ GD&ĐT Đây là thời điểm mà các em học sinh lớp 12 đang rất lo lắng cho kì thi THPT sắp tới, dưới đây là Đáp án và đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2018 vừa được cập nhật dành cho các em tham khảo. BỘ GIÁO DỤC ...
Hướng dẫn giải đề thi thử THPT năm 2018 môn Văn – chính thức của Bộ GD&ĐT
Đây là thời điểm mà các em học sinh lớp 12 đang rất lo lắng cho kì thi THPT sắp tới, dưới đây là Đáp án và đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2018 vừa được cập nhật dành cho các em tham khảo.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI THAM KHẢO THPT QUỐC GIA NĂM 2018
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 120 phút
II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự trải nghiệm trong cuộc sống
Câu 2. (5 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lái đồ trong cảnh vượt thác (Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân) Từ đó liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ (Chữ người tử từ – Nguyễn Tuân) để nhận xét quan niệm của nhà văn về vẻ đẹp của con người.
—– HẾT ——-
Hướng dẫn làm bài
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận.
Câu 2. Theo tác giả, đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự vì:
+ Sự trưởng thành của con người luôn song hành cùng những vấp ngã và sai lầm.
+ Mọi trải nghiệm đều đem lại cho ta những bài học quý giá nếu ta biết trân trọng nó.
Câu 3. Có thể hiểu ý kiến “như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một bước lùi gần” như sau: Đây là một quy luật trong cuộc sống, không ai có thể chiến thắng liên tiếp, thất bại luôn song hành cùng với thành công. Sau mỗi thành công, sau mỗi bước tiến dài trong sự nghiệp, công việc, con người cần có những phút giây suy ngẫm, chiêm nghiệm lại để thấy mình đã làm được gì và rút ra những bài học cần thiết cho bản thân.
Câu 4. Học sinh trình bày được suy nghĩ riêng của mình theo hướng làm rõ và khẳng định hoặc phủ định ý kiến: “trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có”.
– Nếu lập luận theo hướng khẳng định ý kiến trên là đúng, học sinh cần nhấn mạnh: Cuộc sống vốn dĩ không hoàn hảo, chúng ta cần phải biết chấp nhận những thứ vốn có, đừng quá “ảo tưởng” tìm kiếm những thứ xa vời. Từ việc “chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có”, con người có thể hòa nhập vào cuộc sống, hạn chế bớt “cái tôi” của bản thân để trưởng thành và chín chắn hơn. “Chấp nhận mình” để không quá nghiêm khắc với bản thân, “chấp nhận người” để không quá hà khắc với mọi người. Bên cạnh đó, nếu không biết “chấp nhận”, con người rất dễ rơi vào trạng thái tuyệt vọng, bế tắc trong cuộc sống…
– Nếu lập luận theo hướng phủ định ý kiến trên, cần nhấn mạnh: Cuộc sống muôn hình vạn trạng luôn đổi thay, sự “chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có” có thể biến con người trở nên lạc hậu, trì trệ, không bắt kịp xu thế của thời đại. Điều đó sẽ cản trở sự phát triển chung của xã hội loài người…
– Nếu lập luận cả theo hướng vừa khẳng định vừa phủ định ý kiến thì cần kết hợp cả hai nội dung trên.
II. LÀM VĂN
Câu 1
1. Hình thức:
– Trình bày đúng hình thức một đoạn văn (đầu đoạn viết lùi vào, viết hoa, có dấu chấm hết đoạn; tránh nhầm sang trình bày hình thức bài văn).
– Đảm bảo dung lượng đoạn văn: 200 chữ (khoảng 1 – 1,5 trang giấy thi).
– Đảm bảo bố cục: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.
– HS nên trình bày đoạn văn theo hình thức diễn dịch: câu chủ đề nằm ngay đầu đoạn văn để làm nổi bật chủ đề được nói tới.
2. nội dung:
*Mở đoạn: Nêu vấn đề cần nghị luận: vài trò của trải nghiệm đối với cuộc sống.
*Thân đoạn:
– Giải thích: Trải nghiệm là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm; tích lũy được nhiều kiến thức và vốn sống.
– Bày tỏ ý kiến: Trải nghiệm có vai đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người vì:
+ Trải nghiệm đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế; giúp chúng ta mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, giúp mỗi người gắn bó và góp phần cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.
+ Trải nghiệm giúp mỗi người khám phám phá chính mình để có có những lựa chọn đúng đắn và sáng suốt cho tương lai.
+ Trải nghiệm giúp mỗi người dấn thân, thử nghiệm để sáng tạo; biết cách vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công.
+ Thiếu trải nghiệm cuộc sống của mỗi người sẽ nghèo nàn, thụ động, nhàm chán, vô ích; không cảm nhận được sự thú vị của cuộc sống.
+ Lấy dẫn chứng về những người trải nghiệm để chứng minh…
– Bàn mở rộng:
+ Khuyên con người, đặc biệt là những người trẻ cần trải nghiệm để khám phá cuộc sống và chính mình. Cần tạo điều kiện để tuổi trẻ được trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp và hữu ích.
– Thực tế, nhiều bạn trẻ chưa coi trọng hoạt động trải nghiệm để bản thân trưởng thành. Đó là những người chỉ chú ý vào việc học tập, thi cử mà chưa chủ động, tích cực trải nghiệm, rèn kĩ năng sống. Một số khác lại đắm chìm trong thế giới ảo. Đặc biệt hơn nữa, có những bạn trẻ lại lao vào thử nghiệm những điều có hại, sa vào tệ nạn…
– Nêu bài học nhận thức và hành động: Cần nhận thức được vai trò quan trọng và cần thiết của trải nghiệm, biết trải nghiệm tích cực để giúp bản thân trưởng thành, vững vàng và sống đẹp hơn.
*Kết đoạn: Khẳng định lại tầm quan trọng của sự trải nghiệm đối với cuộc sống của mỗi con người.
Câu 2:
Nội dung:
* Về tác giả:
+ Trước Cách mạng tháng Tám, ông tài hoa nhưng bất đắc chí, vì thế thường hướng ngòi bút của mình đến vẻ đẹp ở một thời vang bóng như một cách phản ứng lại với xã hội, đồng thời cũng hướng đến đời sống trụy lạc và đi theo chủ nghĩa xê dịch để thoát li thực tại.
+ Sau Cách mạng tháng Tám, ông hòa vào đời sống nhân dân, vẫn đi tìm cái đẹp ở những thứ dữ dội, độc đáo nhưng tâm hồn đã rộng mở, gắn kết với cuộc đời hơn.
=> Có thể khẳng định ông là con người cả đời đi tìm cái đẹp, cái lạ lùng.
* Về tác phẩm:
Cảm nhận ông lái đò trong cảnh vượt thác:
– Về nội dung:
+ Ông lái đò là con người từng trải, kinh nghiệm.
+ Ông lái đò thông minh, lẫm liệt như một dũng tướng lâm trận.
+ Phá vòng vây số 1:
Bị thác dữ chặn đánh, vẫn quyết tâm kiên cường chiến đấu.
Bị bủa vây từ mọi phía nhưng không hề nao núng.
Vượt lên nỗi đau vô hạn, vẫn bình tĩnh, tỉnh táo điều kiển con thuyền.
+ Phá vòng vây số 2:
Không tự mãn chủ quan khinh địch, sử dụng chiến thuật hợp lí.
Dũng mãnh tài hoa như người nghệ sĩ trên lưng cọp.
Bị phục kích bất ngờ, nhưng vẫn bình tĩnh điều khiển con thuyền.
+ Phá vòng vây số 3:
Phá thẳng thuyền, chọc thủng đá hậu vệ.
Thuyền lao nhanh như tên bắn, đường đi uốn lượn tài hoa.
=> Ông lái đò tài hoa, nghệ sĩ, trí dũng song toàn.
– Về nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Bút pháp tương phản đặc trưng của văn học lãng mạn giữa con người với thiên nhiên: thiên nhiên càng hung dữ bao nhiêu, con người càng vĩ đại, to lớn bấy nhiêu.
+ Sử dụng nhiều biện pháp ẩn dụ, so sánh được tác giả sử dụng để tạo cảm giác mạnh, ấn tượng. Người đọc chứng khiến một chiến trận đầy hào hùng.
+ Sử dụng kiến thức liên ngành ở nhiều lĩnh vực => cây bút tài hoa.
* Liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ để làm sáng tỏ quan niệm nghệ thuật về con người.
– Giống nhau: Cả Huấn Cao và ông lão lái đò đều là những con người tài hoa, lịch lãm.
+ Huấn Cao: Trong cảnh ngục tù tối tăm, ông vẫn viết chữ, viết sáng tạo ra cái Đẹp. Huấn Cao đã dành những giây phút cuối cùng của cuộc đời mình để viết chữ => Cái Đẹp lớn lao khi Huấn Cao vượt được lên mọi lẽ sống chết ở đời.
Hình ảnh người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, tay dậm tô từng nét chữ gợi hình ảnh một con người tuy bị xiềng xích về thể xác nhưng tự do, phóng khoáng về tâm hồn
=> Cái Đẹp đã nâng con người lên trên hoàn cảnh, làm cho con người vĩ đại hơn.
+ Người lái đò: Ông lão lái đò làm công việc mưu sinh thường ngày nhưng ông vượt thác với sự say mê. Nó không còn là cuộc vật lộn giành sự sống mà ông lão lái đò được miêu tả với những động tác điệu nghệ như người nghệ sĩ đang biểu diễn nên sân khấu là sông nước.
– Khác nhau:
+ Huấn Cao: Con người của một thời vang bóng, được lấy từ nguyên mẫu Cao Bá Quát
+ Người lái đò: Con người của cuộc sống lao động bình thường
* Quan niệm về con người:
+ Con người luôn được nhìn ở góc độ tài hoa nghệ sĩ, con người là cái đẹp.
+ Sự khác nhau trong cách lựa chọn nhân vật thể hiện sự chuyển biến trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: đến gần hơn với cuộc đời bình thường. Ở đây ông lái đò còn được nhìn như một người hùng, người tài không cứ là người anh anh hùng lập công mặt trận, ta có thể bắt gặp người anh hùng trong chính cuộc sống lao động bình thường.