16/01/2018, 12:47

Hướng dẫn gia chủ làm thủ tục mượn tuổi làm nhà

Hướng dẫn gia chủ làm thủ tục mượn tuổi làm nhà Thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi xây nhà Trong trường hợp bạn có ý định xây nhà nhưng năm đó lại không hợp tuổi làm nhà thì bạn phải mượn tuổi của người ...

Hướng dẫn gia chủ làm thủ tục mượn tuổi làm nhà

Trong trường hợp bạn có ý định xây nhà nhưng năm đó lại không hợp tuổi làm nhà thì bạn phải mượn tuổi của người khác hợp để làm nhà năm này. Sau đây là các hướng dẫn cho gia chủ làm thủ tục mượn tuổi làm nhà chi tiết.

Kinh nghiệm mượn tuổi làm nhà

+ Nên mượn tuổi của người thân trong nhà, trong nội tộc, gần nhà bạn có dự định xây là tốt nhất sẽ thuận tiện cho bạn về các thủ tục sau này.

+ Người cho mượn tuổi không được cho người thứ 2 cùng mượn tuổi trong thời gian mà người mượn trước chưa làm nhà xong. Vì vậy, khi mượn tuổi ai đó bạn cũng nên hỏi kỹ vấn đề này trước khi bạn có ý định nhờ để giúp mình động thổ.

+ Chỉ được phép mượn tuổi để khởi công xây nhà mới. Không mượn tuổi khi sửa nhà.

+ Nếu bạn dự định sửa chữa nhỏ mà không động đến đất thì chỉ cần chọn ngày tháng đẹp để làm.

+ Nếu bạn sửa nhà mà động đến đất thì cần xem đến năm vì khi đó động chạm đến Thần Linh.

+ Nếu năm bạn định sửa nhà mà không được tuổi thì nên chọn năm khác.

Hướng dẫn thủ tục mượn tuổi làm nhà

+ Chủ nhà làm giấy bán nhà tượng trưng cho người mượn tuổi

+ Khi động thổ, người được mượn tuổi làm lễ khấn vái và động thổ (cuốc 5 hay 7 cái tượng trưng tại hướng đẹp)

+ Trong thời gian làm lễ, gia đình chủ nhà nên tránh đi chỗ khác khi làm lễ xong có thể về và làm các công việc bình thường

+ Khi đổ mái (làm nóc) người được mượn tuổi cũng làm các thủ tục thay chủ nhà và gia đình chủ nhà cũng tránh đi nơi khác trong quá trình làm lễ

+ Khi nhập trạch người được mượn tuổi làm các thủ tục cần thiết như: Dâng hương, khấn hoàn thành nhà mới

+ Bàn giao lại nhà cho gia chủ: Chủ nhà làm giấy mua lại nhà (với giá tượng trưng cao hơn giá bán khi động thổ)

+ Chủ nhà làm lễ nhập trạch.

Thủ tục về nhà mới (nhập trạch) khi mượn tuổi

+ Nếu là 1 gia đình có vợ chồng con cái thì đầu tiên là vợ gia chủ cầm 1 cái gương tròn đem vào nhà trước (mặt gương soi vào nhà), kế đến là gia chủ tự tay bưng bát nhang thờ Tổ Tiên, rồi lần lượt các người trong nhà mới đem vào Bếp lửa (tốt nhất là Bếp còn đang cháy đỏ từ nhà cũ đem tới), chăn nệm, gạo, nước……vv…

+ Nếu nhà vắng đàn ông thì người mẹ bưng bát nhang thờ Tổ Tiên vào trước, kế đến là con cái lần lượt mang Bếp, gạo, nước…vv…..

+ Chuyển đồ đạc vào nhà trước, dọn đồ cúng sau.

+ Không ai được đi tay không vào nhà. Tuồi Dần không được phụ dọn. Phụ nữ có thai không được phụ dọn (nếu muốn phụ, thì mua 1 cây chổi mới, dùng chổi quét qua 1 lượt các đồ vật thì không sao). Trong giờ tốt, gia chủ tự tay cầm tiền bạc nữ trang, tài sản quý giá cất vào tủ.

+ Lễ vật để đi Tân Gia mà người ta quý và có ý nghĩa tốt đẹp, mang lại điều lành cho gia chủ chính là: 1 nồi cơm điện (heo quan niệm bây giờ cho tiện ), hay 1 bộ xoong nồi (bởi ngày xưa chưa có đồ điện mà). Đây là những món quà mang ý nghĩa sung túc, no đủ, nên ta hãy đem tặng cho người thân, bạn hữu thân tình khi họ Tân Gia.

Các lễ vật cúng khi làm nhà

+ Khi cúng động thổ, quý vị hãy chuẩn bị các lễ vật sau: ngũ quả ( là 5 loại trái cây), bông tươi, nhang đèn,1 bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi thịt, 3 miếng trầu cau (đã têm), giấy vàng bạc, 1 đĩa muối gạo, 3 hũ nhỏ đựng muối gạo nước.

+ Sau khi cúng xong, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo hãy động thổ. Riêng 3 hũ muối gạo nước thì cất lại thật kỹ. Sau này khi nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân.

>> Tham khảo chi tiết lễ vật, cách chuẩn bị cho lễ động thổ: Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng cho lễ khởi công động thổ

0