Hướng dẫn đọc và tìm hiểu về tác phẩm bài học đường đời đầu tiên
Hướng dẫn đọc và tìm hiểu về tác phẩm bài học đường đời đầu tiên trích Dế Mèn phiêu lưu kí của tác giả Tô Hoài. Câu 1. Kể tóm tắt đoạn trích và cho biết: a) Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào? b) Bài văn có thể chia làm mấy đoạn, nội dung chính của mỗi đoạn? ...
Hướng dẫn đọc và tìm hiểu về tác phẩm bài học đường đời đầu tiên trích Dế Mèn phiêu lưu kí của tác giả Tô Hoài.
Câu 1. Kể tóm tắt đoạn trích và cho biết:
a) Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào?
b) Bài văn có thể chia làm mấy đoạn, nội dung chính của mỗi đoạn?
(*Kể tóm tắt đoạn trích:
a) Truyện được kể bằng lời của Dế Mèn, tức là kể theo ngôi thứ nhất (Tôi), về lai lịch của Dế Mèn từ lúc còn nhỏ cho tới lúc chú rút ra bài học đường đời đầu tiên.
b) Bài văn chia làm hai đoạn:
- Đoạn một: Từ đầu đến... sắp đứng đầu thiên hạ rồi: Hình dáng đẹp đẽ, cường tráng của Dế Mèn.
- Đoạn hai: Phần còn lại: Bài học đường đời đầu tiên đối với Dế Mèn. )
Câu 2. Hãy đọc kĩ lại đoạn văn từ đầu bài đến sắp đứng đẩu thiên hạ rồi, sau đó:
a) Ghi lại các chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn. Nhận xét về trình tự và cách miêu tả trong đoạn văn.
b) Tìm những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn trong đoạn văn. Thay thế một số từ ấy bằng những từ đổng nghĩa hoặc gần nghĩa rồi rút ra nhận xét về cách dùng từ của tác giả.
c) Nhận xét về tính cách của Dế Mèn trong đoạn văn này.
(a. Tác giả đã miêu tả tỉ mỉ từng chi tiết Đềlàm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình của Dế Mèn: đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt nhọn hoắt; cái đầu nổi từng tảng rất bướng; hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy; sợi râu dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng...
Sức mạnh của Dế Mèn thể hiện qua từng điệu bộ, từng động tác: co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; mỗi khi vũ lên đã nghe tiếng phành phạch giòn giã; lúc đi bách bộ thì cả người rung rinh một màu nâu bóng mõ; chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu; đi đứng bệ vệ; mỗi bước đi... làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ...
&
Trình tự miêu tả: hình dáng -> cử chỉ, hành động —> tính nết của Dế Mèn. Cách miêu tả của tác giả là vừa tả hình dáng chung vừa làm nổi bật các chi tiết quan trọng. Thông qua việc diễn tả cử chỉ, hành động Đềthể hiện vẻ đẹp ngoại hình cùng tính nết của nhân vật.
b. Từ ngữ trong đoạn văn này rất đặc sắc. Đáng chú ý là các tính từ được sử dụng rất chính xác đã góp phần khắc hoạ nổi bật vẻ đẹp của Dể Mèn: cường tráng, mẫm bóng, cứng, nhọn hoắt, phanh phách, dài, giòn giã, nâu bóng, to, bướng, đen nhánh, ngoàm ngoạp, cong, hùng dũng, trịnh trọng, khoan thai...
Những tính từ này không thể thay thế được. Nếu thay bằng tính từ khác thì giá trị biểu cảm của câu văn sẽ giảm đi rất nhiều.
c. Dế Mèn biết mình có Ưu thế về ngoại hình và sức khoẻ nên rất thích bắt nạt các con vật nhỏ bé xung quanh, cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Chú ta đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi khi thấy Dế Mèn đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng Dế Mèn còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên.
Qua những chi tiết độc đáo trên, tác giả đã giúp người đọc hình dung ra một chú Dế Mèn với vẻ đẹp ngoại hình hoàn hảo và những nét chưa đẹp trong tính cách. Dế Mèn có những nhược điểm tất yếu của tuổi mới lớn như kiêu ngạo, hung hăng, thích làm bộ, ra oai với mọi người. )
Câu 3. Nhận xét về thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt (biểu hiện qua lời lẽ, cách xưng hô,
giọng điệu,... ).
(+Dế Mèn đặt cái tên Dế Choắt với thái độ mỉa mai, chế giễu. Dế Mèn nhìn Dế Choắt bằng con mắt khinh thường và cho rằng Dế Choắt thật xấu xí.
+Tuy bằng tuổi nhưng Dế Mèn gọi Dế Choắt là chú màyvà hay lên giọng dạy đời, nói năng với Dế Choắt bằng giọng điệu trịch thượng, kẻ cả. Khi nghe Dế Choắt than thở về sự ốm yếu của mình và muốn Dế Mèn đào giúp cho cái ngách thông qua hang Dế Mèn phòng khi bất trắc thì Dế Mèn giận dữ, mắng chửi Dế Choắt như mưa.
Qua hành động và lời nói của Dế Mèn đối với Dế Choắt, ta thấy Dế Mèn có thái độ kiêu ngạo, coi nhẹ tình nghĩa xóm giềng và thiếu tình thương đồng loại. )
Câu 4. Nêu diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của
Dế Choắt.
Qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời dầu tiên cho mình. Bài học ấy là gì?
(+Thấy bóng chị Cốc, Dế Mèn nảy ra ý định rủ Dế Choắt trêu chọc chị. Lúc đầu, khi Dế Choắt tỏ ra nhát gan thì Dế Mèn quắc mắt quát: Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa! Rồi véo von ngâm bài ca dao nói về chị Cốc nhưng cố sửa đi đôi chút cho ý thêm nặng. Lúc chị Cốc nổi nóng thì Dế Mèn nhanh chân chui tọt vào trong hang
sâu. Khi Dế Choắt bị chị Cốc mổ quẹo xương sống, lăn ra kêu váng thì Dế Mèn lại khiếp sợ núp tận đáy đất... nằm im thin thít. Chi tiết này cho thấy tỉnh xấu của Dế Mèn: hung hăng, khoác lác trước kẻ yếu nhưng lại hèn nhát, sợ hãi trước kẻ mạnh.
Nghe tiếng kêu thảm thiết của Dế Choắt, Dế Mèn vô cùng sợ hãi. Lúc này, Dế Mèn mới biết thế nào là sợ. Đợi đến lúc chị Cốc đi rồi, Dế Mèn mới mon men bò sang hang Dế Choắt. Thấy cảnh tượng Dế Choắt nằm thoi thóp thì tỏ ra rất hối hận. Cái chết oan của Dế Choắt đã thức tỉnh lương tâm Dế Mèn. Đềchuộc lại lỗi lầm, Dế Mèn đã chôn cất Dế Choắt chu đáo.
+Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra qua sự việc trên là: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình...
Sau cái chết oan ức, thảm thương của Dế Choắt, Dế Mèn đã đau xót, ân hận, tự trách mình nông nổi, ngông cuồng và cũng từ đấy chú cố gắng sửa chữa tính nết Đềtrở thành người tốt. )
Câu 5. Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện có giống với chúng trong thực tế không?
Có đặc điểm nào của con người được gán cho chứng? Em có biết tác phẩm nào viết về loài
vật có cách viết tương tự như truyện này?
(Truyện được viết theo lối đồng thoại, nhân vật là những con vật nhỏ bé, quen thuộc rất gần gũi với trẻ em. Loài vật ở đây cũng biết nói năng, suy nghĩ, cũng có tình cảm, tâm lí và các mối quan hệ xã hội như con người, chứ không bị biến thành minh hoạ khô cứng cho những bài học về luân lí, đạo đức như trong truyện ngụ ngôn. Các con vật ở đây được nhà văn miêu tả cụ thể, sinh động, rất đúng với hình ảnh loài vật trong thế giới tự nhiên.
Có nhiều truyện đồng thoại viết về các loài vật, trong đó các con vật đóng vai chính hoặc phụ và chúng cũng có những suy nghĩ, nói năng, hành động như người. Ví dụ như truyện Con hổ có nghĩa, Cóc kiện Trời, Trê - Cóc... )