Hướng dẫn cách soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa
Hướng dẫn cách soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa Cách lập hợp đồng mua bán chuẩn nhất CÁCH SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA Hướng dẫn cách thức soạn thảo các loại hợp đồng mua bán hàng hóa năm 2017 ...
Hướng dẫn cách soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa
CÁCH SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Hướng dẫn cách thức soạn thảo các loại hợp đồng mua bán hàng hóa năm 2017 theo quy định pháp luật hiện hành. Tùy từng loại hàng hóa cụ thể các bạn cần thêm các điều khoản đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn của hàng hóa. Vậy bạn đã biết cách soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa đúng quy định chưa? VnDoc xin giới thiệu với bạn đọc hướng dẫn soạn thảo hợp đồng mua bán phù hợp với từng loại hàng hóa.
Hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán bất động sản
Hợp đồng mua bán hàng hóa trong đàm phán
I. Xác định các vấn đề cần có trong hợp đồng
1. Gạch ra những điều khoản mấu chốt cần có
Mỗi hoạt động kinh doanh có cách thức bảo quản hàng hóa, vận chuyển, thanh toán riêng, các lĩnh vực kinh doanh khác cũng vậy. Do đó doanh nghiệp cần xác định các vấn đề cần có trong hợp đồng để đảm bảo hợp đồng đáp ứng đủ các yêu cầu về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
2. Xác định các nội dung bắt buộc phải có
Các nội dung này dựa trên quy định của Bộ luật dân sự, bộ luật thương mại và tập quán, thực tế kinh doanh.
3. Tổng hợp nội dung mục 1 lồng ghép vào các mục nội dung chính ở mục 2 để đưa ra các nội dung cần phải có trong hợp đồng.
II. Xây dựng hệ thống điều khoản an toàn
1. Soạn thảo các điều khoản về chấm dứt hợp đồng, sửa đổi bổ sung hợp đồng: Căn cứ vào thực tế kinh doanh loại sản phẩm, doanh nghiệp nắm bắt được các trường hợp có thể gây cản trở cho việc thực hiện hợp đồng dẫn đến quyết định sửa đổi bổ sung, chấm dứt hợp đồng để từ đó đưa ra các thỏa thuận về vấn đề này cho phù hợp.
2. Soạn thảo các điều khoản về lựa chọn luật áp dụng, cơ quan giải quyết tranh chấp nếu có.
III. Xây dựng các điều khoản quyền, nghĩa vụ các bên
Căn cứ vào mục I,II các nội dung nào doanh nghiệp mong muốn các bên ưu tiên tuân theo thì nên đưa vào quyền và nghĩa vụ của các bên.
IV. Xây dựng bản nháp của hợp đồng
Người soạn thảo cần đọc qua để chỉnh sửa câu chữ cho ngắn gọn nhưng phù hợp, tránh sai lỗi chính tả, sử dụng câu chữ sai ngữ pháp,...
V. Phê duyệt hợp đồng
Hợp đồng sau khi được soạn thảo cần được kiểm tra chéo. Các bạn nên nhờ những người có kinh nghiệm, trình độ đọc và soát xét hợp đồng để tổng hợp các vấn đề cần chỉnh sửa trước khi đưa hợp đồng vào sử dụng.