14/01/2018, 08:11

Hướng dẫn cách soạn thảo hợp đồng kinh doanh thương mại

Hướng dẫn cách soạn thảo hợp đồng kinh doanh thương mại Cách soạn thảo hợp đồng Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng kinh doanh thương mại Điều đầu tiên và cũng là điểm cốt yếu cần đạt được khi soạn thảo hợp ...

Hướng dẫn cách soạn thảo hợp đồng kinh doanh thương mại

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng kinh doanh thương mại

Điều đầu tiên và cũng là điểm cốt yếu cần đạt được khi soạn thảo hợp đồng đó là đảm bảo tính pháp lý. Một điều khoản dù hay bao nhiêu, có lợi bao nhiêu nhưng nếu trái pháp luật thì nó vẫn bị tuyên vô hiệu khi tranh chấp xảy ra. Do đó khi bạn tự mình soạn thảo hợp đồng cần tổng hợp các quy định trong Luật thương mại, Luật dân sự về các nội dung bắt buộc và ràng buộc của nó.

Hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất

Mẫu hợp đồng kinh tế và biên bản thanh lý hợp đồng

Mẫu phụ lục hợp đồng

Các vấn đề khác bạn có thể tự do sáng tạo dựa trên hai yếu tố đó là: Mình cho là hợp lý và đối tác sẽ chấp thuận khi đàm phán hợp đồng.

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng kinh doanh thương mại

Điểm tiếp theo VnDoc.com muốn chia sẻ thêm các lưu ý khi soạn thảo một hợp đồng kinh doanh thương mại.

Hướng dẫn cách soạn thảo hợp đồng ủy quyền

Hướng dẫn cách soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa

1. Nên tự mình soạn thảo

Bạn nên tự soạn thảo bản dự thảo đầu tiên của hợp đồng, bởi như vậy bạn sẽ có nhiều lợi thế trong khi đàm phán, đồng thời còn có thể đưa ra những điều khoản có lợi nhất cho mình. Hơn nữa, tự mình soạn thảo hợp đồng thường có hiệu quả về mặt chi phối tốt hơn so với việc nghiên cứu, chỉnh sửa hợp đồng khi thuê luật sư soạn thảo.

2. Điều khoản thanh toán không rõ ràng

Hầu hết mọi người đều hiểu rằng các điều khoản thanh toán là phần không thể thiếu trong hợp đồng và không được phép bỏ qua hay để tới tận khi ký kết hợp đồng mới xem xét. Một hợp đồng chặt chẽ thì các điều khoản thanh toán phải được quy định rõ ràng, như tránh những quy định tối nghĩa về số tiền được nợ, hay phải có công thức rõ ràng để xác định số nợ, đưa ra các điều khoản quy định rõ ràng số tiền được nợ là bao nhiêu và nợ tới khi nào, các hình thức chế tài nếu một bên không thanh toán hay thanh toán chậm, quy định phân chia trách nhiệm thanh toán các khoản thuế liên quan tới hợp đồng.

3. Thiếu các điều khoản chung

Hợp đồng phải có các điều khoản chung. Đó không chỉ là các căn cứ pháp luật mà còn là những vấn đề cơ bản quyết định việc tham gia vào hợp đồng bao gồm:

  • Lý do ký kết hợp đồng với đối tác là gì?
  • Đối tác có kinh nghiệm tham gia hoạt động lĩnh vực kinh doanh này không?
  • Đối tác cam kết sẽ làm gì cho bạn và bạn cam kết làm gì cho đối tác?
  • Khi nào các bên đồng ý thực hiện hợp đồng?
  • Có những chi tiết đặc biệt nào được thảo luận trong quá trình đàm phán hợp đồng để đi đến quyết định ký kết hợp đồng?
  • Có thời hạn cụ thể trong việc giao nhận hàng hóa hay dịch vụ không?
  • Có sự việc hay điều kiện nào diễn ra trước khi bạn phải thực hiện các nghĩa vụ của mình không?

4. Suy diễn

Đừng suy diễn khi soạn thảo hợp đồng. Như vậy có ý nghĩa là bạn phải quy định rõ ràng tất cả các nghĩa vụ và các tình huống giả định trong hợp đồng.

Ví dụ: Nếu bạn mua của đối tác một thiết bị nào đó thì đừng nghĩ rằng họ sẽ phải giao kèm theo những phần mềm hay phụ tùng liên quan. Hãy quy định rõ ràng.

  • Đối tác không cần biết bạn sẽ thiệt hại như thế nào nếu như họ giao hàng chậm. Quy định thời hạn rõ ràng là điều khoản không thể thiếu trong hợp đồng.
  • Nếu các bên đồng ý vận chuyển và giao hàng tại một điểm nhất định, nến có quy định rõ ràng về địa điểm giao hàng và chi phí vận chuyển do bên nào chịu.

Trong giai đoạn đàm phán, nếu chưa hiểu rõ điều khoản nào của hợp đồng hãy hỏi lại cho kỹ và ngược lại, nếu đối tác chưa hiểu điều nào, bạn hãy giải thích cho rõ. Đừng cho rằng đối tác hiểu tất cả những gì bạn nói. Sau đó hãy quy định rõ trong hợp đồng

5. Bỏ sót một số điều khoản

  • Trong trường hợp tranh chấp, bên thua kiện phải trả chi phí cho luật sư của bên thắng kiện.
  • Tất cả những sửa đổi của hợp đồng phải được lập thành văn bản.
  • Không được chuyển nhượng hợp đồng cho bên thứ ba.
  • Không đàm phán mọi thứ.

Nên nhớ rằng không có điều gì là không thể đàm phán. Mọi thứ, thậm chí cả những điều mà đối tác khẳng định không thể thì vẫn có thể đàm phán. Với bạn, một số phần của hợp đồng có thể quan trọng hơn các phần khác, nhưng tất cả các phần đều trở nên quan trọng nếu có tranh chấp xảy ra. Do vậy, trong giai đoạn đàm phán nên xác định trước những vấn đề nào không thể chấp nhận và những vấn đề nào có thể chấp nhận.

0