Huế - Di sản văn hoá Thế giới
Đặc điểm: Tại phiên họp lần thứ 17 của Uỷ ban Di sản thế giới (DSTG) từ ngày 6 đến 11/12/1993, UNESCO đã quyết định công nhận quần thể Di tích Huế là tài sản văn hoá chung của nhân loại. Ngày 2/8/1994, lễ trao văn bản công nhận đã được tổ chức trọng thể tại Hoàng cung Huế. Một sự kiện ...
Đặc điểm: Tại phiên họp lần thứ 17 của Uỷ ban Di sản thế giới (DSTG) từ ngày 6 đến 11/12/1993, UNESCO đã quyết định công nhận quần thể Di tích Huế là tài sản văn hoá chung của nhân loại.
Ngày 2/8/1994, lễ trao văn bản công nhận đã được tổ chức trọng thể tại Hoàng cung Huế. Một sự kiện trọng đại trong lịch sử văn hoá Việt Nam, tài sản đầu tiên của Việt Nam được ghi tên vào danh mục Di sản thế giới, khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của quần thể di tích Huế.
Trong biên bản phiên họp lần thứ 17, Uỷ ban Di sản Thế giới đã ghi về di sản Cố đô Huế như sau:
“Quần thể Di tích Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất được xây dựng vào đầu thế kỷ 19. Nó kết hợp triết lý Đông Phương và truyền thống Việt Nam. Được hoà quyện vào môi trường thiên nhiên, vẻ đẹp và sự phong phú đặc biệt của kiến trúc và trang trí ở các toà nhà là một phản ánh độc đáo của đế chế Việt Nam ngày xưa vào thời cực thịnh của nó”.
Quần thể Di tích Huế trở thành Di sản Văn hoá Thế giới đã góp phần tích cực và xứng đáng trong việc đem lại vận hội mới cho ngành du lịch Thừa Thiên Huế nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung. Sức hấp dẫn của một công trình dẫu được ca ngợi bằng bao ngôn từ đẹp đẽ cũng không thể thay thế cho một lần đến chiêm ngưỡng. Bạn hãy một lần đến Huế để được tận mắt chứng kiến thành quả lao động của con người trên từng chi tiết chạm khắc hay những công trình đồ sộ đứng đó với thời gian hàng trăm năm...