How many ways to say Goodbye

Trong các bài trước mình đã hướng dẫn cho các bạn làm sao để thay đổi cách bắt đầu một câu chuyện một cách thú vị bằng bằng việc sử dụng nhiều cách nói “Hello” và “How are you?”. Còn hôm nay mình sẽ giới thiệu tiếp những cách để kết thúc một cuộc hội thoại trong giao tiếp ...

Trong các bài trước mình đã hướng dẫn cho các bạn làm sao để thay đổi cách bắt đầu một câu chuyện một cách thú vị bằng bằng việc sử dụng nhiều cách nói “Hello” và “How are you?”. Còn hôm nay mình sẽ giới thiệu tiếp những cách để kết thúc một cuộc hội thoại trong giao tiếp bằng tiếng Anh là không bị nhàm chán và gò bó nhé!

A. Formal goodbyes


1. Goodbye

Goodbye là thực sự là một cách nói chào tạm biệt rất nghiêm túc. Nó thường được dùng khi bạn muốn chia tay một người nào đó và không hẹn gặp lại. Chuyện tình cảm của bạn đang gặp rắc rối, bạn nghĩ rằng mình sẽ không thể gặp lại cô gái hay anh chàng đó nữa, hãy nói “goodbye”. Hoặc một cậu nhóc mới lớn, vì một chuyện nhỏ nhặt mà giận dỗi gia đình, cậu có thể chạy ra ngoài, đóng sầm cửa lại và hét lên “goodbye”. Vì thế mà các bạn hãy cân nhắc khi sử dụng “goodbye” trong giao tiếp hàng ngày nhé. Mọi người có thể nghĩ bạn không muốn gặp lại họ nữa hoặc cho rằng bạn là một thanh niên nghiêm túc chính hiệu đấy.




2. Farewell

Danh từ “farewell” có nghĩa là tiệc chia tay. Nhưng khi bạn dùng nó như là một thán từ để chào tạm biệt thì tức là bạn cũng đang bộc lộ cảm xúc của mình đối với người sắp ra đi ấy. “Farewell” không được dùng trong thường xuyên trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày vì nó cũng mang ý nghĩa khá trang trọng. Người bản xứ chỉ sử dụng nó trong những bữa tiệc chia tay đồng nghiệp hay đối tác làm ăn lâu năm của họ.

3. Have a good day

“Have a good day”, “have a nice day” hay “have a good night” thường được dùng để chào tạm biệt với những người không thực sự thân thiết với bạn. Ví dụ như người đồng nghiệp bạn mới quen, khách hàng mới tới giao dịch tại công ty bạn lần đầu hoặc người bạn của một người bạn chẳng hạn. Khi đi siêu thị bạn có để ý rằng, sau một hồi giới thiệu sản phẩm của siêu thị, người phát thanh viên thường kết thúc bằng câu “chúc quý khách một ngày tốt lành” không? Thì ở đây “have a good day” cũng mang ý nghĩa và cách sử dụng tương tự như vậy.




4. Take care

Câu này không mang ý nghĩa quá trang trọng như những câu nêu trên. Bạn có thể dùng “take care” để chào tạm biệt khi bạn muốn thể thể sự quan tâm của mình đối với một người nào đó sắp đi xa trong một thời gian ngắn. Ví dụ như bạn của bạn có một chuyến du lịch dài ngày, người thân của bạn chuẩn bị đi công tác xa nhà, hãy nói “take care” thay vì đơn thuần “goodbye” nhé.




5. I look forward to our next meeting

Trong kinh doanh, hãy để đối tác của bạn hiểu rằng bạn và họ sẽ còn tiếp tục cộng tác, bạn vẫn muốn tiếp tục bàn luận về những vẫn đề còn dang dở trong cuộc gặp gỡ ngày hôm này bằng cách thể hiện này. Đừng chỉ say goodbye không, vì đôi khi họ lại cho rằng bạn đang muốn chấm dứt cuộc họp hôm nay lắm rồi.

B. Casual Goodbyes

Những cách nói mình giới thiệu sau đây được người bản xứ sử dụng thường xuyên nhất vì chúng là cách nói xin chào được dùng hàng ngày

6. Bye! Hoặc Bye bye!


“Bye!” là cách nói tắt của “Good bye” và đây là cách phổ biến nhất để nói chào tạm biệt. Bạn có thể nói “bye” với bất kỳ ai hay ở bất kỳ đâu, từ bạn bè cho tới đồng nghiệp, ở lớp học hay ở cơ quan đều có thể chấp nhận được. Một điểm nữa cần chú ý là, “Bye” được dùng để kết thúc một cuộc hội thoại, thậm chí trong trường hợp các bạn đã sử dụng những cách chào tạm biệt được nêu ở đây rồi. Các bạn có thể xem ví dụ sau:
  • “Client: Thank you. See you later
  • Bank teller: You’re welcome, Mr. John. Have a good day!
  • Client: You too. Bye
  • Bank teller: Bye.”
Cũng tương tự như “Bye”, nhưng “Bye bye” lại mang tính chất trẻ con và khá nghịch ngợm. Bạn hãy nói ‘”bye bye” với lũ trẻ nhà bạn vì như vậy nghe sẽ thân thiện và gẫn gũi hơn nhiều hoặc có thể nói với những người thân thiết với bạn để việc chào nhau ra về trở nên vui tươi.




7. See you later/talk to you later

Hai câu này được người bản xứ sử dụng rất thường xuyên. Và họ dùng chúng để chào tạm biệt với hầu hết tất cả mọi người. “See you later” được sử dụng khi mà bạn muốn chào tạm biệt với một người nào đó đang nói chuyện trực tiếp với bạn. Thay vào đó “talk to you later” được dùng khi bạn nói qua điện thoại.

8. Later!


Đây là một cách chào khá là ngầu. Người nghe cũng sẽ đáp lại bạn bằng “Later!” và theo sau đó là những từ như “guy”, “man” “dear” hoặc là “dude”.

9. I’ve got to get going hoặc I must be going


Để tránh việc “say goodbye” quá đột ngột thì bạn có thể sử dụng hai cách này để thay thế. Nó sẽ giúp mọi người cảm thấy rằng bạn không thô lỗ khi bỏ dở câu chuyện và đi về mà chỉ là bạn đang sẵn sàng để “say goodbye” thôi. Trong một cuộc nói chuyện mà bạn cảm thấy dường như không có hồi kết, trong khi sáng hôm sau bạn lại có một cuộc họp gấp, thì hãy để bạn bè hiểu mình bằng cách nói “I must be going” nhé.

10. All right then

Người bản xứ dùng “All right then” để chào tạm biệt rất phổ biến. Cụm từ này thông dụng bởi vì nó mang tính chất rất đời thường và mọi người đều cảm thấy thoải mái để đón nhận câu tạm biệt kiểu như này.

C. Slang Goodbyes


11. Catch you later

Đây là cách nói lái của “see you later”. Nó được những cô, cậu nhóc tuổi teen sử dụng hàng ngày bởi mức độ cực kỳ đời thường của nó. Mình nhấn mạnh ở đây là “cực kỳ đời thường” nhé, vì vậy mà các bạn chỉ nên dùng câu này để chào những người bạn đã quen biết, thân thiết lâu rồi.

12. Peace hoặc Peace out


Hai cách chào tạm biệt này rất phổ biến trong những năm 1990. Chúng bắt nguồn từ những bản nhạc hip hop kể về những câu chuyện đời sống hàng ngày. Cho đến nay,thì vẫn có một bộ phận sử dụng “Peace” để chào tạm biệt. Tuy nhiên, nghe có vẻ khá cổ điển và lỗi thời rồi.

13. I’m out hoặc I’m out of here


Cách nói này khá thân mật để cho mọi người biết là bạn rất vui và chuẩn bị rời đi. Một cậu nhóc có thể chào tạm biệt các bạn của cậu bằng cách “I’m out of here” sau một ngày học tại trường vì cậu đang phấn khích chuẩn bị được về nhà. Nhưng các bạn nên cẩn thận khi sử dụng câu này ở nơi công sở nhé. Sếp của bạn sẽ nghĩ rằng bạn luôn muốn rời cơ quan hơn là làm việc đấy. Hãy nhớ chỉ nên dùng câu chào này với những người thân thiết thôi nhé.

14. Smell you later

Nếu dịch word by word qua tiếng Việt thì câu này nghe rất kỳ cục. Không lẽ mùi cơ thể của mình hấp dẫn tới nỗi người ta muốn ngửi lại. Không phải vậy đâu. Câu này cũng mang nghĩa gặp lại các bạn sau nhé giống như “see you later” nhưng nghe nó “đời thường” hơn rất nhiều. Hãy tưởng tượng bạn có một đứa cháu nhỏ cực kỳ dễ thương và bạn hôn hít nó suốt ngày. Khi bố mẹ đón về bạn có thể hôn lại bé và nói “smell you later”. 15. See ya

Đây cũng là một cách nói lái của “see you later”. Khi sử dụng “see ya” thì lời chào tạm biệt của bạn nghe có vẻ nhí nhảnh và gần gũi hơn rất nhiều. Còn người nghe thì có cảm giác rằng bạn thật sự muốn gặp lại họ vì cuộc gặp ngày hôm nay kết thúc rất thú vị bằng “see ya”.

0