13/01/2018, 21:10

Hoocmôn thực vật: Giải bài 1,2,3,4 trang 142 môn Sinh học 11

Hoocmôn thực vật: Giải bài 1,2,3,4 trang 142 môn Sinh học 11 Bài 35 Sinh – Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 142 SGK Sinh 11 : Hoocmôn thực vật – Chương 3 sinh 11. Hooc-môn thực vật là các chất hữu cơ do thực vật tiết ra, có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây. Hooc-môn thực vật được chia ...

Hoocmôn thực vật: Giải bài 1,2,3,4 trang 142 môn Sinh học 11

Bài 35 Sinh – Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 142 SGK Sinh 11 : Hoocmôn thực vật – Chương 3 sinh 11.

Hooc-môn thực vật là các chất hữu cơ do thực vật tiết ra, có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây. Hooc-môn thực vật được chia thành 2 nhóm: nhóm hoocmôn kích thích gồm AIA; GA, xitôkinin và nhóm hoocmôn ức chế gồm êtilen, axit abxixic. Nhiều hooc-môn thực vật đã được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Các chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo do không bị enzim phân giải sẽ tích lại nhiều trong nông phẩm nên có thể gây độc hại cho con người.

Bài 1: Hooc-môn thực vật là gì?  Nêu các đặc điểm chung của chúng.

Hooc-môn thực vật là các chât hữu cơ do thực vật tiết ra, có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.


Bài 2: Có mấy nhóm hooc-môn thực vật. Nêu tên các hoocmôn của mỗi nhóm và ví dụ về tác dụng của chúng.

Hooc-môn Thực vật được chia thành 2 nhóm:

+ Nhóm hoocmôn kích thích gồm AIA, GA, xitôkinin.

+ Nhóm hoocmôn ức chế gồm êtilen, axil abxixic,…


Bài 3: Nêu hai biện pháp sản xuất nông nghiệp có ứng dụng các hoocmôn thực vật?

Chiết cành, nuôi cấy tế bào và mô thực vật trong công tác nhân giống sinh dưỡng.


Bài 4: Điều cần tránh trong việc ứng dụng hoocmôn thực vật là gì, tại sao?

Không nên sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo vào các sản phẩm trực tiếp làm thức ăn. Các chất nhân tạo không có các enzim phân giải, tích lũy lại trong nông phẩm sẽ gây độc hại cho người và gia súc.

0