25/05/2018, 13:56

Học viện Kỹ thuật Quân sự

Tên gọi khác Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn Năm thành lập 1966 Thể loại Đại học Kỹ thuật Hiệu trưởng Giáo sư, TSKH Phạm Thế Long. Sinh viên Đại học Khoảng 9.000 Học viên sau Đại học hơn 1000 học viên ...

Tên gọi khác Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn

Năm thành lập 1966

Thể loại Đại học Kỹ thuật

Hiệu trưởng Giáo sư, TSKH Phạm Thế Long.

Sinh viên Đại học Khoảng 9.000

Học viên sau Đại học hơn 1000 học viên cao học và gần 100 nghiên cứu sinh

Giảng viên 85 GS & PGS; 237 TS; hơn 400 Thạc sĩ.

Khoa 10 Khoa đào tạo kỹ sư, 5 khoa hỗ trợ đào tạo

Địa chỉ Số 100, đường Hoàng Quốc Việt

Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Điện thoại (+84) 069.515.226

Thành phố Hà Nội

Địa chỉ web http://www.mta.edu.vn

trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, có tên giao dịch quốc tế: Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn, là một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu ở Việt Nam, một trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam chuyên đào tạo kỹ sư, kỹ sư trưởng, thạc sĩ, tiến sĩ và nghiên cứu các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ quân sự, công nghiệp quốc phòng, công nghệ dân dụng phục vụ sự nghiệp "công nghiệp hóa, hiện đại hóa" quân đội và các ngành kinh tế quốc dân.

Học viện được thành lập ngày 28 tháng 10 năm 1966 với tên gọi Phân hiệu II Đại học Bách khoa, chuyên đào tạo kỹ sư quân sự phục vụ cho cuộc chiến tranh Việt Nam vào giai đoạn ác liệt.

Trụ sở chính: 100, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

Đào tạo kỹ sư quân sự, chỉ huy tham mưu kỹ thuật, quản lý khoa học và công nghệ, quản lý xí nghiệp bậc đại học, sau đại học.

Đào tạo sau đại học: Thạc sĩ, Tiến sĩ khoa học kỹ thuật.

Hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.

Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ vào thiết kế, chế tạo và khai thác, sử dụng các phương tiện chiến đấu và vũ khí.

Đào tạo kỹ sư phục vụ các ngành kinh tế quốc dân.

Phân hiệu II Đại học Bách khoa (1966-1968)

Đại học Kỹ thuật Quân sự (1968-1981)

(từ 1981 đến nay)

Học viện có tên giao dịch quốc tế là Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn (tiếng Anh: Le Qui Don Technical University; tiếng Nga: Технический Университет имени Ле Куй Дона).

Học viện có đội ngũ cán bộ hơn 1.000 người với 800 giảng viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, phần lớn được đào tạo ở các nước Đức, Đông Âu, Nga, SNG, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc... trong đó có: 29 nhà giáo nhân dân và nhà giáo ưu tú; 85 giáo sư, phó giáo sư; 251 Tiến sỹ Khoa học và Tiến sỹ chuyên ngành, hơn 400 Thạc sĩ khoa học và công nghệ ( 85% số giảng viên của Học viện có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ).

Cơ sở vật chất tương đối hiện đại với hệ thống giảng đường- thư viện, thư viện điện tử, phòng thí nghiệm -xưởng thực nghiệm và ký túc xá, sân vận động, nhà thi đấu, khu thể thao, nhà ăn... đồng bộ và khép kín.

Đào tạo đại học và sau đại học

Đào tạo các chuyên gia kỹ thuật (kỹ sư, thạc sỹ và tiến sĩ).

Các loại kỹ sư:

Kỹ sư thiết kế, chủ yếu cho các viện thiết kế thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự, Viện Thiết kế Vũ khí, Viện Thiết kế Tàu quân sự.

Kỹ sư công nghệ, chủ yếu cho các cơ quan, các viện công nghệ, nhà máy, xí nghiệp và thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.

Kỹ sư khai thác, kỹ sư sửa chữa chủ yếu cho Tổng cục Kỹ thuật và các quân chủng, binh chủng, quân khu, quân đoàn và Bộ Tổng tham mưu (Cục Tác chiến điện tử, Cục Cơ yếu, Cục Bản đồ, Cục Nhà trường,...), các Tổng cục, Cục, Vụ, Viện, Tập đoàn, Tổng công ty,... trực thuộc Bộ Quốc Phòng.

1- Đào tạo kỹ sư quân sự các chuyên ngành:

Điều khiển tên lửa PK

Thiết kế chế tạo hệ thống điều khiển tên lửa

Tên lửa ngư lôi

Thiết bị điện-điện tử

Điện tử y-sinh;

Điện tử-viễn thông

Kỹ thuật thông tin vô tuyến

Ra-đa

Tác chiến điện tử

Vũ khí lục quân

Đạn- ngòi- mìn

Đo lường quân sự

Thuốc phóng thuốc nổ

Phòng chống vũ khí hóa học-hạt nhân-sinh học (vũ khí NBC)hay gọi là Phòng Hóa

An ninh mạng máy tính

khoa học máy tính

Phần mềm và công nghệ thông tin

Địa- Tin học

Ô- tô quân sự;

xe tăng- thiết giáp

Xe máy công binh

khí tài quang và quang-điện tử

Cầu đường

Sân bay

Công trình quân sự;

Công trình biển-đảo-hầm ngầm;

Công nghệ chế tạo vũ khí;

Công nghệ chế tạo đạn;

Công nghệ vật liệu kim loại

Công nghệ chế tạo thiết bị điện tử (công nghệ điện tử)

Động cơ máy bay

Máy tàu thủy

Vũ khí hàng không

Pháo tàu.

2- Đào tạo kỹ sư dân sự phục vụ các ngành kinh tế quốc dân :

Công nghệ thông tin: Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính; Công nghệ phần mềm

Điện tử-Viễn thông: Kỹ thuật điện tử; Hệ thống Viễn thông

Điều khiển tự động: Điều khiển công nghiệp; thiết bị điện-điện tử

Công nghệ chế tạo máy:

Kỹ thuật ô-tô

Xây dựng Cầu-đường

Xây dựng dân dụng và công nghiệp

Cơ-điện tử

Máy xây dựng

Điện tử-Y-sinh

3- Đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành:

Toán ứng dụng: Toán học tính toán; Đảm bảo toán học cho hệ thống thông tin

Cơ học ứng dụng: Cơ học vật rắn, Cơ học kỹ thuật, Động lực học và độ bền máy

Vật lý kỹ thuật

Công nghệ hóa học

Công nghệ chế tạo máy

Công nghệ gia công áp lực

Khoa học và công nghệ vật liệu kim loại: Công nghệ vật liệu vô cơ

Công nghệ thông tin: Khoa học máy tính; Hệ thống thông tin

Tự động hóa và điều khiển tử xa

Thiết bị điện-điện tử

Kỹ thuật xây dựng:

Cầu, đường

Vô tuyến điện tử và thông tin liên lạc

Tổ chức và chỉ huy Tham mưu Kỹ thuật: chủ nhiệm kỹ thuật cấp trung đoàn, sư đoàn và chiến dịch

Quản lý khoa học và công nghệ:

Quản lý kinh tế- kỹ thuật (Kỹ sư trưởng các nhà máy, xí nghiệp)

Kỹ thuật ô-tô

Kỹ thuật cơ khí

Điều khiển học kỹ thuật và lý thuyết thông tin

Cơ-điện tử

4- Ngoài ra còn có các chương trình:

đào tạo kỹ sư công nghệ cao liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước:

đào tạo hệ chuyển cấp kỹ sư từ cao đẳng lên đại học:

đào tạo kỹ sư tại chức:

đào tạo văn bằng 2, chuyển loại kỹ sư: Đo lường, Tin học, Tự động hóa, Chỉ huy tham mưu kỹ thuật, Quản lý Kinh tế- Kỹ thuật.

đào tạo cao đẳng một số chuyên ngành: Tin học, Công nghệ thông tin, điện tử-viễn thông, kỹ thuật điện, tự động hóa,..

Nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ

Toán ứng dụng và tin học

Công nghệ mô phỏng và kỹ thuật tính toán

Công nghệ thông tin và viễn thông

Công nghệ hàng không vũ trụ

Kỹ thuật tên lửa

Thiết kế và công nghệ chế tạo vũ khí

Kỹ thuật cơ giới quân sự

Khoa học và công nghệ vật liệu mới (composite)

Công nghệ tự động hóa và điều khiển

Công nghệ điện tử và vi điện tử

Công nghệ hóa học

Kỹ thuật các công trình đặc biệt

Công nghệ mới và bảo vệ môi trường quân sự

Học viện Kỹ thuật quân sự được tổ chức theo mô hình trường đại học tổng hợp kỹ thuật vừa đào tạo và nghiên cứu ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại vào thiết kế, chế tạo, sản xuất và khai thác sử dụng các phương tiện kỹ thuật quân sự và vũ khí.

Ban giám đốc

Giám đốc: Trung tướng, Giáo sư, TSKH toán học Phạm Thế Long

Chính ủy: Thiếu tướng Vũ Văn Luận

Phó chính uỷ: Thiếu tướng, TS Trần Tấn Hùng

Phó Giám đốc khoa học công nghệ: Thiếu tướng, Phó giáo sư, TS Vũ Thanh Hải

Phó Giám đốc hợp tác quốc tế: Thiếu tướng, phó giáo sư, TS Vũ Nhật Minh

Phó Giám đốc Quân sự, hành chính: Thiếu tướng, Mai Ngọc Tác.

Phó Giám đốc đào tạo: Đại tá, Phó giáo sư, TSKH Nguyễn Công Định

Hội đồng Khoa học và Đào tạo

GS. TSKH Phạm Thế Long (chủ tịch), GS. TS Hoàng Xuân Lượng, GS. TSKH Nguyễn Văn Hợi, GS. TS Đỗ Như Tráng; GS. TS Nguyễn Xuân Anh; PGS. TSKH Nguyễn Công Định; PGS. TS Vũ Nhật Minh, PGS. TS. Vũ Thanh Hải, PGS. TS. Lê Anh Dũng, PGS. TS. Phạm Cao Thăng, PGS. TS Hoàng Thọ Tu, TS. Lại Anh Tuấn, TS. Đàm Hữu Nghị,...và các Chủ nhiệm Khoa, Trưởng phòng Đào tạo, Trưởng phòng Sau đại học, Trưởng phòng KHCN và MT, Trưởng phòng HTQT và QLLHS.

Các phòng ban chức năng

Phòng Chính trị. Chủ nhiệm chính trị: Thạc sĩ, Đại tá Cao Minh Tiến

Phòng Đào tạo Đại học. Trưởng phòng: Đại tá, Phó giáo sư, Tiến sỹ Lê Minh Thái

Phòng Đào tạo Sau đại học. Trưởng phòng: phó giáo sư, tiến sĩ, đại tá Nguyễn Lạc Hồng

Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ. Trưởng phòng: Đại tá, Phó giáo sư, Tiến sỹ Lê Kỳ Nam.

Phòng Thông tin KH-CN và MT. Trưởng phòng: Đại tá Tiến sĩ, Vũ Hữu Nghị

Phòng Kỹ thuật. Chủ nhiệm: Đại tá Thạc sỹ Hoàng Văn Bính

Phòng Hậu cần. Chủ nhiệm: Đại tá Thạc sỹ Lê Văn Thành

Phòng Tài chính. Trưởng phòng:

Phòng Hợp tác Quốc tế và Quản lý lưu học sinh. Trưởng phòng: phó giáo sư, tiến sĩ, đại tá Trịnh Đình Cường

Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo. Trưởng phòng: Đại tá, Thạc sỹ Lê Minh Tuấn.

Ban quản lý các dự án

Ban đào tạo kỹ sư tài năng và kỹ sư chất lượng cao

Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật.

Các khoa

Học viện được hình thành trên cơ sở khoảng 70 bộ môn (đơn vị học thuật cơ bản) và được tổ chức vào các khoa sau:

Khoa Hàng không vũ trụ: gồm các bộ môn: Robot đặc biệt và Cơ điện tử, Công nghệ và Thiết bị Hàng không vũ trụ, Thiết kế hệ thống kết cấu thiết bị bay, Động cơ phản lực. Chủ nhiệm khoa: phó giáo sư, tiến sĩ, đại tá Vũ Quốc Trụ.

Khoa Công nghệ thông tin: Toán, Khoa học máy tính, Các hệ thống tin học, Công nghệ mạng và bản đồ, Công nghệ phần mềm, trung tâm máy tính. Chủ nhiệm khoa: phó giáo sư, tiến sĩ, đại tá Đào Thanh Tĩnh.

Khoa Vô tuyến điện tử: Gồm các bộ môn: Thông tin; Ra-đa; Tác chiến điện tử; Công nghệ điện tử; Cơ sở 1 (Lý thuyết mạch và đo lường); Cơ sở 2 (Kỹ thuật xung-số và vi xử lý); Xưởng điện tử. Chủ nhiệm khoa: phó giáo sư, tiến sĩ, đại tá Đinh Thế Cường.

Khoa Kỹ thuật điều khiển: Kỹ thuật điện và thiết bị điện-điện tử; Tự động hóa và kỹ thuật vi tính; Điều khiển thiết bị bay và tên lửa; Thiết bị điện tử y-sinh. Chủ nhiệm khoa: tiến sĩ, đại tá Phạm Trung Dũng.

Khoa Công trình: Cơ học công trình; Cầu đường và sân bay; Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Công trình quân sự; Trắc địa Bản đồ; Công trình đặc biệt (biển, đảo, hầm ngầm). Chủ nhiệm khoa: phó giáo sư, tiến sĩ, đại tá Vũ Đình Lợi

Khoa Cơ khí: Thủy khí kỹ thuật; Kỹ thuật nhiệt; Cơ học vật rắn; Cơ sở thiết kế máy; Chế tạo máy; Công nghệ gia công áp lực; Vật liệu kim loại và công nghệ; Quản lý Khoa học và Công nghệ. Chủ nhiệm khoa: phó giáo sư, tiến sĩ, đại tá Đinh Văn Phong.

Khoa Động lực: Động cơ đốt trong; Động cơ hàng không và tàu thủy; Xe máy công binh và máy xây dựng; Ô tô quân sự; Xe tăng và thiết giáp. Chủ nhiệm khoa: Phó giáo sư, tiến sĩ, đại tá Vũ Đức Lập.

Khoa Vũ khí: gồm các bộ môn: Thuốc phóng thuốc nổ; Vũ khí; Đạn; Thuật phóng và điều khiển hỏa lực; Khí tài quang và Quang- Điện tử. Chủ nhiệm khoa: phó giáo sư, tiến sĩ, đại tá Nguyễn Hồng Lanh.

Khoa Hóa-Lý kỹ thuật: Vật lý kỹ thuật; Hóa học đại cương; Phòng chống vũ khí NBC; Công nghệ hóa học và môi trường. Chủ nhiệm Khoa: Tiến sĩ Đỗ Quốc Hùng.

Khoa Chỉ huy tham mưu kỹ thuật: Bảo đảm kỹ thuật phòng không; Bảo đảm kỹ thuật xe; Đảm bảo thông tin; Đảm bảo hậu cần; Đảm bảo quân khí . Chủ nhiệm khoa: Đại tá, tiến sĩ Hướng Xuân Thạch

Khoa Ngoại ngữ: tiếng Việt thực hành; tiếng Nga; tiếng Anh. Chủ nhiệm khoa: phó giáo sư, tiến sĩ, đại tá Nguyễn Văn Tư

Khoa Công tác Đảng và Chính trị: Lịch sử dân tộc và lịch sử Đảng; Tâm lý học quân sự; Công tác Đảng và CTCT, Xã hội học, Giáo dục học. Chủ nhiệm Khoa: Đại tá, Phó giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Quang Từ.

Khoa Mác- Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh: Triết học; Kinh tế-chính trị; Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nhà nước và Pháp luật. Chủ nhiệm Khoa: Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Tuấn.

Khoa khoa học quân sự: Quân sự chung; Chiến thuật cấp binh đội, binh đoàn; Nghệ thuật chiến dịch. Chủ nhiệm Khoa: Đại tá, Thạc sĩ Nguyễn Quốc Trung.

Khoa Thể dục-thể thao: Chủ nhiệm Khoa: Thạc sĩ Nguyễn Văn Thế.

Các viện và trung tâm nghiên cứu, Các công ty chuyển giao công nghệ

Viện Công nghệ Mô phỏng

Viện trưởng: Đại tá, phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thiện Luận.

Trung tâm Kỹ thuật các công trình đặc biệt (CSE): 23, Phan Bội Châu, Hà Nội

Q. Giám đốc: Thượng tá, Phạm Thế Công

Trung tâm Kỹ thuật Viễn thông: số 3, ngõ Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Giám đốc: Đại tá, Phó giáo sư, Tiến sĩ Võ Kim.

Trung tâm Kỹ thuật Tên lửa

Trung tâm Điện tử và Tin học (EIC): phố Phan Bội Châu, Hà Nội

Giám đốc: Tiến sĩ Lê Minh Tiến

Trung tâm Kỹ thuật vũ khí

Giám đốc: Đại tá, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh.

Trung tâm Công nghệ

Giám đốc: Đại tá, Tiến sĩ Lại Anh Tuấn

Trung tâm Kỹ thuật điều khiển

Trung tâm Huấn luyện thực hành

Trung tâm Hóa Lý kỹ thuật

Trung tâm ứng dụng kỹ thuật Cơ-điện tử và Rô bốt

Công ty Tư vấn Đầu tư và Phát triển Công nghệ (AIC): phố Phan Bội Châu, Hà Nội

Giám đốc: Đại tá, phó giáo sư, tiến sĩ Lê Anh Dũng

Các hệ quản lý sinh viên và học viên đào tạo

Hệ học viên quân sự: Bao gồm 5 tiểu đoàn quản lý học viên với hơn 2200 người

Hệ sinh viên dân sự: Bao gồm các ban chủ nhiệm lớp.

Hệ Sau đại học:

Hệ Quốc tế: Đào tạo các cán bộ kỹ thuật quân sự của nước bạn Lào & Campuchia

Hệ Tại chức:

40 năm qua, trường Học viện Kỹ thuật quân sự đạt được nhiều thành tích trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Học viện đã đào tạo hàng vạn kỹ sư, hàng nghìn thạc sĩ và cán bộ chỉ huy tham mưu kỹ thuật, hàng trăm tiến sĩ cho quân đội, đào tạo 52 khóa sĩ quan kỹ thuật cho các nước bạn Lào, Cam-pu-chia. Hàng năm với 13 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, 17 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và gần 1.000 học viên các loại hình đào tạo sau đại học, nhà trường đã trở thành cơ sở đào tạo sau đại học có uy tín và chất lượng trong cả nước.

Thực hiện chức năng trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ đa ngành của quân đội và quốc gia, từ năm 2001 đến 2005, đã tiến hành nghiên cứu và phối hợp nghiên cứu hơn 1.000 đề tài khoa học, trong đó có 29 đề tài, dự án cấp nhà nước, 50 đề tài cấp bộ, 20 đề tài cấp ngành, 136 đề tài cấp học viện... Cùng với đề tài khoa học-kỹ thuật, các đề tài thuộc lĩnh vực khoa học nghệ thuật quân sự, khoa học xã hội và nhân văn quân sự, cũng được quan tâm thực hiện...Học viện từng bước khẳng định tiềm lực đội ngũ cán bộ khoa học đảm nhiệm thực hiện các chương trình trọng điểm và các nhiệm vụ đặc biệt của Bộ Quốc phòng.

Năm 2005, Học viện được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu "Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" và rất nhiều huân, huy chương và danh hiệu

0