Học cả đời là một thái độ
Trong thế giới thay đổi nhanh chóng này, mọi người đều cần có kĩ năng học cả đời. Tuy nhiên kĩ năng này yêu cầu kỉ luật tự giác, động cơ, kiên trì vì từng người đều phải nhận trách nhiệm cho việc học riêng của họ. Nhưng phần lớn trong tất cả, đó là thái độ hướng tới học tập: Có những người tin ...
Trong thế giới thay đổi nhanh chóng này, mọi người đều cần có kĩ năng học cả đời. Tuy nhiên kĩ năng này yêu cầu kỉ luật tự giác, động cơ, kiên trì vì từng người đều phải nhận trách nhiệm cho việc học riêng của họ. Nhưng phần lớn trong tất cả, đó là thái độ hướng tới học tập:
Có những người tin rằng việc học là quan trọng để giữ cho họ tích cực trong cuộc sống. Cũng như tập thể dục làm cho cơ bắp của họ mạnh mẽ, việc học liên tục làm cho trí não họ trở nên tích cực hơn. Với họ học cả đời là quá trình trưởng thành, thay đổi, và thích nghi và thậm chí ở tuổi rất già, trí não họ vẫn còn tỉnh táo. Tương phản lại, có những người tin rằng việc học dừng lại sau khi họ rời khỏi trường. Những người này né tránh học tập vì sợ nó sẽ chỉ ra giới hạn học tập của họ. Họ không thích thay đổi nhưng ưa thích đi theo thói quen làm cùng một điều mà không suy nghĩ nhiều. Khi não họ teo đi theo thời gian, ngay ở tuổi trung niên, họ đã cótriệu chứng quên lãng hay dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer.
Có những người có tính tò mò mạnh với ham muốn tìm ra mọi thứ. Họ không chấp nhận điều họ được nói cho mà nghiên cứu mọi thứ cho tới khi họ hiểu đầy đủ. Họ tin rằng việc học từ người khác là hời hợt nhưng đi tới hiểu biết riêng của họ là tốt hơn. Họ tích cực theo cách riêng của họ để học nhiều hơn cho tới khi họ hiểu mọi thứ. Họ muốn thấy cách mọi thứ khớp với nhau. Họ muốn biết về kết nối giữa điều họ học và điều họ đã biết. Họ cố tìm ra nghĩa của mọi thứ dưới dạng kinh nghiệm riêng của họ. Họ hỏi các câu hỏi giúp cho họ đưa tri thức mới vào hoàn cảnh lớn hơn. Họ muốn phát triển các qui tắc và công thức trong tâm trí họ về cách mọi thứ khớp với nhau. Với họ học cả đời là quá trình thám hiểm để thoả mãn cho nhu cầu biết của họ. Mặt khác, có những người có xu hướng chấp nhận bất kì cái gì được bảo mà không có câu hỏi nào. Họ không thích nghĩ nhiều và hiếm khi thăm dò những ý tưởng mới mà chấp nhận mọi thứ. Họ không thích bị bận tâm với những điều phức tạp và thoả mãn với tri thức giới hạn riêng của họ. Cái nhìn của họ vào những mảnh nhỏ mỗi lúc và chưa bao giờ hiểu toàn thể bức tranh. Họ thấy sự kiện và dữ liệu, nhưng chưa bao giờ bận tâm gắn tất cả chúng lại theo cách làm ra ý nghĩa cho họ vì họ không muốn nghĩ quá nhiều. Họ thường phụ thuộc vào người khác giúp họ và dùng vị trí của họ theo nghĩa của họ về “có tầm quan trọng”. Họ thụ động trong học tập và sợ phạm sai lầm cho nên họ có xu hướng làm ít nhất có thể được để giảm thiểu rủi ro.
Có những người thấy mọi sự từ những cảnh quan khác nhau. Họ thích thăm dò những ý tưởng mới và dùng tưởng tượng của họ, hình ảnh trực quan, ảnh, và biểu đồ trong việc học của họ. Họ để cho các ý tưởng sôi lên trong đầu họ trong một thời gian dài trước khi làm quyết định cho nên suy nghĩ của họ bao giờ cũng được nghĩ một cách cẩn thận như tư duy chủ định, hệ thống. Họ giỏi suy ngẫm và tự đánh giá vì họ để tâm tới cách họ học. Họ có thể đánh giá các nhiệm vụ, xác định mất bao thời gian và tài nguyên nào họ sẽ cần. Họ thích tổ chức việc học riêng của họ bằng việc quan sát các biến cố, đọc sách, theo dự lớp nhưng họ cũng biết việc học yêu cầu thời gian học tập một mình. Đối lập lại là những người ưa thích thông tin tóm tắt dễ hiểu. Họ không thích cái gì phức tạp nhưng ưa thích nhìn vào mọi thứ từ cách đơn giản nhất và nhảy vào kết luận nhanh chóng vì họ không có kiên nhẫn để phân tích. Họ ưa thích cách thức thường lệ để tuân theo và không thích các tình huống mơ hồ yêu cầu họ phải nghĩ. Họ không quan tâm quá nhiều tới chi tiết và thường gạt sang bên bất kì cái gì làm cho họ phải làm việc vất vả.
Sau rốt, có những người ôm choàng lấy thay đổi và tương lai với việc nhìn trước và có những người nhìn tương lai với sợ hãi. Thế giới đang thay đổi quá nhanh đối với họ và tương lai dường như không thể dự báo được thế. Không học những điều mới, nhiều người ưa thích sống trong quá khứ và ngần ngại phiêu lưu tới hiện tại và tương lai. Không may, chúng ta đang sống trong thời đại mà thay đổi xảy ra rất nhanh chóng và đó là lí do tại sao nhiều người không thể học được hay không thể điều chỉnh được đang bị loại bỏ đi.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Phương pháp học tập ở đại học
- Biên tập và xuất bản: Trung tâm thông tin Đại học Văn Lang, Tp Hồ Chí Minh – 11/2014
- Nguồn: Các bài viết dùng để soạn ra cuốn sách này lấy từ .