28/02/2018, 16:06

Hố tử thần “trỗi dậy” ở Siberia đe dọa sự sống hành tinh

Biến đổi khí hậu khiến vùng đất Siberia lạnh giá đang ngày càng ấm lên, tạo ra hàng loạt hố tử thần khổng lồ đe dọa sự sống của nhân loại trên Trái đất. Theo CNBC, hố tử thần xuất hiện ngày càng nhiều ở Siberia tiềm ẩn những hậu quả khôn lường, các nhà khoa học nhận định. Vùng đất Siberia ...

Biến đổi khí hậu khiến vùng đất Siberia lạnh giá đang ngày càng ấm lên, tạo ra hàng loạt hố tử thần khổng lồ đe dọa sự sống của nhân loại trên Trái đất.

Theo CNBC, hố tử thần xuất hiện ngày càng nhiều ở Siberia tiềm ẩn những hậu quả khôn lường, các nhà khoa học nhận định.

Vùng đất Siberia lạnh giá có phần bề mặt đóng băng vĩnh cửu. Hiện tượng Trái đất ấm lên khiến lớp băng vĩnh cửu này đang dần tan chảy, đe dọa sự sống của con người.

Hố tử thần xuất hiện ngày càng nhiều ở Siberia, Nga.
Hố tử thần xuất hiện ngày càng nhiều ở Siberia, Nga.

“Lần cuối chúng ta ghi nhận hiện tượng băng tan ở Siberia là cách đây 130.000 năm. Đó là hiện tượng tự nhiên do sự thay đổi quỹ đạo Trái đất”, Gideon Henderson, giáo sư khoa học Trái đất tại trường Đại học Oxford nói.

“Điều chưa từng có tiền lệ là tốc độ ấm lên của Trái đất. Cách Trái đất ấm lên cách đây 130.000 năm chỉ xảy ra trong hàng ngàn năm. Còn hiện tượng ấm lên ngày nay diễn ra nhanh đến chóng mặt, chỉ sau vài chục năm”, ông Henderson nói, nhấn mạnh rằng hố tử thần sẽ còn xuất hiện nhiều hơn nữa.

Tác động tiêu cực đầu tiên là Trái đất đã nóng sẽ càng nóng hơn trong tương lai. “Lớp băng tan để khí carbon thoát ra ngoài, đẩy nhanh quá trình ấm lên của Trái đất".

Ngoài carbon, khí metan cũng được giải phóng vào bầu khí quyển, gây ra nguy cơ nóng lên mạnh hơn tới 86 lần. Tuy nhiên, các nhà khoa học hiện chưa xác định được chính xác khối lượng khí metan thải vào khí quyển.

Hố tử thần càng khiến cho tình trạng nóng lên của Trái đất trầm trọng hơn.
Hố tử thần càng khiến cho tình trạng nóng lên của Trái đất trầm trọng hơn.

Hiện tại, người dân sống ở phía bắc Siberia có thể cảm nhận môi trường sống ngày càng khắc nghiệt.

“Những người sống ở khu vực băng giá dựa vào mặt đất đóng băng để xây dựng cơ sở hạ tầng”, ông Henderson nói. “Một khi mặt đất tan chảy, các tuyến đường sắt sẽ sụp đổ, tuyến đường bị chia tách, tòa nhà thì chìm sâu xuống lòng đất…”.

Thảm họa sớm muộn cũng sẽ tác động các khu vực công nghiệp như khác thác dầu, mỏ khí gas.

Ở Nga, chính phủ và các công ty xuất khẩu nhiên liệu đang đặc biệt quan tâm đến các mối đe dọa này, Vladimir Romanovsky, giáo sư địa lý tại trường Đại học Alaska Fairbanks nói.

0