14/01/2018, 23:10

Hệ thống hóa kiến thức cơ bản môn Địa lý

Hệ thống hóa kiến thức cơ bản môn Địa lý Tài liệu ôn thi đại học môn Địa lý Tổng hợp kiến thức môn Địa lý là tài liệu tổng hợp tham khảo môn Địa lý rất hay, hệ thống đấy đủ kiến thức giúp các bạn ...

Hệ thống hóa kiến thức cơ bản môn Địa lý

Tổng hợp kiến thức môn Địa lý

là tài liệu tổng hợp tham khảo môn Địa lý rất hay, hệ thống đấy đủ kiến thức giúp các bạn đang ôn thi THPT Quốc gia môn Địa lý, luyện thi học sinh giỏi cũng như thi tốt nghiệp tham khảo, học tập cũng như củng cố kiến thức bản thân tốt nhất.

100 câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Địa lý lớp 12

Ôn thi đại học môn Địa lý

Đề thi thử đại học môn Địa lý tháng 1 năm 2015

30 bài tập vẽ biểu đồ luyện thi đại học môn Địa Lý

HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC CƠ BẢN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

1. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội:

a. Bối cảnh:

  • Ngày 30 - 4 - 1975: Đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng, phát triển đất nước.
  • Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu.
  • Tình hình trong nước và quốc tế những năm cuối thập kỉ 70, đầu thập kỉ 80 diễn biến phức tạp.

→ Trong thời gian dài nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng.

b. Diễn biến:

  • Năm 1979: Bắt đầu thực hiện đổi mới trong một số ngành (nông nghiệp, công nghiệp).
  • Đường lối Đổi mới được khẳng định từ Đại hội VI - Năm 1986 với ba xu thế:
    • Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội.
    • Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
    • Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.

c. Thành tựu:

  • Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (đạt 9,5% năm 1999, 8,4% năm 2005).
  • Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III).
  • Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ rệt.
  • Đời sống nhân dân được cải thiện, giảm tỉ lệ nghèo của cả nước.

d. Thách thức:

  • Các thành tựu kinh tế chưa thật vững chắc. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm.
  • Lạm phát có xu hướng tăng lên. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.
  • Chênh lệch trình độ phát triển KT - XH giữa các vùng.
  • Thiếu vốn đầu tư, kết cấu hạ tầng và csvc chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.
  • Nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết: Nhà ở, việc làm, môi trường, y tế, ...

2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực:

a. Bối cảnh:

  • Thế giới: Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh hợp tác khu vực. Các tổ chức liên minh kinh tế được thành lập.
  • Ngày 15 - 11 - 1994, tổ chức thương mại thế giới (WTO) ra đời, hoạt động chính thức từ 1 - 1 - 1995. Hiện nay gồm 150 nước thành viên.
  • Việt Nam là thành viên của ASEAN (tháng 7/1995), bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, thành viên WTO năm 2007.
  • Năm 1997, Việt Nam tham gia vào khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (APTA). Tham gia diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

b. Thành tựu:

  • Thu hút vốn đầu tư nước ngoài ODA, FDI.
  • Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, bảo vệ môi trường.
  • Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới, xuất khẩu gạo....

c. Thách thức:

  • Bộc lộ những khó khăn của nước ta: Vốn, công nghệ và lao động lành nghề . . .
  • Sự cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
  • Sự phá hoại của các thế lực thù địch

3. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới:

  • Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo.
  • Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
  • Đẩy mạnh công nghiệp hoá gắn liền với kinh tế tri thức.
  • Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng tiềm lực kinh tế quốc gia.
  • Có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững.
  • Phát triển nền văn hoá mới, chống lại các tệ nạn xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường.

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

0