Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính
Đề Bài: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” Của Phạm Tiến Duật. Việt bài văn kể lại cuộc gặp ngỡ và trò truyện đó. ( Lớp 9- Tường THCS Thái Dương- Bình Giang- Hải Dương). Đề bài: Bài Làm ...
Đề Bài: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” Của Phạm Tiến Duật. Việt bài văn kể lại cuộc gặp ngỡ và trò truyện đó. ( Lớp 9- Tường THCS Thái Dương- Bình Giang- Hải Dương).
Đề bài:
Bài Làm
Trong ngày kỉ niệm bốn ba năm sáng tác bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính “ của nhà thơ Phạm Tiến Duật một nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến. Thật vinh dự khi em được chọn là một đại biểu nhỏ tuổi được tham dự buổi lễ trang trọng đó tại nhà văn hóa của huyện. Khi nghe giới thiệu đại biểu và khách mời em cảm thấy vui sướng sao khi có bác Sơn một trong những cựu chiến binh tham gia lái chiếc xe không kính. Vượt Trường sơn năm nào. Em thầm nghĩ mình phải ra hỏi bác về những năm tháng đạn bom máu lửa ở Trường Sơn, những năm tháng gian lao bác đã cùng đồng đội phải trải qua.
-Bác Sơn! Bác Sơn! Em gọi lớn
– Cháu gọi bác hả? bác nói một cách đĩnh đạc.
– Vâng ạ! Cháu muốn hỏi bác về việc bác cùng đồng đội vượt Trường Sơn nguy hiểm ra sao? Bác giúp cháu được không?
-Ồ tất nhiên rồi, bác nói.
– Năm ấy đạn bom các liện lắm hồi đấy bác trẻ và khỏe khoắn lắm.
Tôi nhìn bác một cựu chiến binh với bộ quân phục, trên ngực cáo nhiều huân, huy chương. Nhưng khi bác nói giọng bác oai nghiêm, đĩnh đạc pha chút hóm hỉnh, em nghĩ chắc là bác đang nhỏ lại thời oanh liệt của mình lên mới tròn đầy khí thế như vậy.
– Bác kể tiếp đi ạ, Em thúc dục.
– Mĩ đánh ta ác lắm cháu à! Chúng không để cho chúng ta sống. Chúng liên tiếp đánh bom, gây bao nhiêu khó khăn cho cuộc kháng chiến của ta. Bọn mỹ cày đường, phá rừng, đốt nương của ta dữ lắm cháu à! Bác làm công tác vận chuyển hàng hóa, vũ khí từ miền Bắc , qua dãy Trường Sơn để chi viện cho miền Nam chống Mĩ mà những chiếc xe của bác bị bom mĩ làm cho vỡ hết kính, xe khống có đèn đâu cháu ạ! Cũng chẳng có mui xe chỉ có thùng xe nhưng xước hết cả rồi cháu à! Xe lúc đó như đổng đổ nát nhưng vì miên Nam ruột thị, các bác phải cố gắng để vận chuyển hàng hóa.
– – Nhiều khó khăn vậy hả bác?
– Chưa hết đâu cháu ạ! Cháu đã nghe câu:
“ Trường sơn đông nắng, tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa rõ mình…”
Thế đó, Trường Sơn có nắng, có gió, có bụi. Lái xe mà gió lùa vào mắt đắng, nước mắt ai tuôn ra nhưng không biết phải thế nào. Bụi bay vào mắt vào tóc như người già đó cháu. Nhưng các bác không rửa mặt mà ngồi châm điếu thuốc nhìn mặt nhau cười thoải mái lắm. Mưa thì tuôn như ngoài trời, lái xe mưa tạt rát lắm. Nhưng không phải thay lái trăm cây số mới tạnh gió lừa vào mà khô luôn cháu ạ.
– Vất vả quá bác ơi! Cháu không thể tưởng tượng những năm chống mĩ những năm 1969 lại khó khăn gian khổ đến như vậy.
– Nhưng không phải toàn gian khổ đâu, niềm vui cũng nhiều lắm đó!
– Nhiều sao bác?
– Đún vậy! những chiếc xe không kính do bác lái vì không có kính mà giúp bác có thể nhìn thấy cả bàu trwofi, nhìn thấy cả con đường như vô tận. con đường chạy sâu vào tim mỗi người. Chiếc xe không kính giúp các bác ngắm được cả sao trên trời, cả những xánh chim bay lượn. Rồi qua khung kính vỡ, các bác có thể bát tay nhau, trao tình yêu thương, tình đồng đội vào đó, Trên ca bin của mỗi chếc xe luôn là hàng mà các bác phải vượt Trường Sơn muôn vàn khó khăn để giúp miền Nam. Nào là vũ khí đạn dược cho kháng chiến, nào là lương thực cho bộ đội, chỉ cần lòng yêu nước, yêu miền Nam khiến các bác vượt qua mọi khó khăn để hợp thành tiểu đội. Việc ăn uống thì đạm bạc lắm. Các bác ngồi bên bếp Hoàng Cầm vừa nấu vừa ăn. Các bác chỉ nghĩ chung bát chung đũa nghĩ là một gia đình. Nghỉ ngơi thì các bác mắc võng ngay rừng, dưới đường xe chạy, thú vị lắm cháu ạ!
– Oa! Không ngờ dù tỏng thời bom rơi, đạn nổ các bác vẫn có tính cách lạc quan ung dung như vậy, các bác thật đáng để mọi người khâm phục.
– Không phải vậy đâu, tất cả mọi người từ bác là chiến sĩ lái xe vượt Trường Sơn đến cả những cô gái mở đường, những thanh niên xung phong mọi người đều vui vẻ, lạc quan, yêu đời cả.
– Cháu thật khâm phục mọi người.
– Thôi! Cũng sắp kết thúc buổi lễ rồi, bác phải về đây. Nhưng bác dặn cháu mooijt điều. Cháu sống trong hòa bình, thì phải giúp đất nước đi lên. Các cháu là chủ nhân tương lai của đất nước thi phải làm sao cho xứng đáng với danh nghĩa đó. Biết chưa?
– Rõ! Thưa chỉ huy. Em đặt tay lên trán nghiem trang nói to, rõng rạc. Hai bác cháu cùng cười.
Ra về em nghĩ lại điều bác nói, thật ý nghĩa. Em tự nhủ với lòng mình: Mình sống trong thời hòa bình, mình được sống một cuộc sống yên bình do đàn anh đi trước hi sinh sương máu để tạo ra. Vì thế mình phải sống thật xứng đáng trước hết phải học thật giỏi, để mai sau công hiến cho đất nước. Vì mình là ai? Là chủ nhân tương lai của đất nước. Đúng vậy, chắc chắn vậy.
Tác giả: ANH ĐÀO