12/01/2018, 10:54

Hãy trình bày sự thành lập và phân hóa trong Đảng Quốc đại

Hãy trình bày sự thành lập và phân hóa trong Đảng Quốc đại Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân Đại hội (gọi tắt là Đảng Quốc đại), chính đảng đầu tiên của của giai cấp tư sản Ấn Độ, được thành lập. ...

Hãy trình bày sự thành lập và phân hóa trong Đảng Quốc đại

Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân Đại hội (gọi tắt là Đảng Quốc đại), chính đảng đầu tiên của của giai cấp tư sản Ấn Độ, được thành lập.

 Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân Đại hội (gọi tắt là Đảng Quốc đại), chính đảng đầu tiên của của giai cấp tư sản Ấn Độ, được thành lập, đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên đài vũ đài chính trị.

 Trong 20 năm đầu (1885-1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp ôn hoà để đòi hỏi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và phản đối phương pháp đấu tranh bằng bạo lực. Giai cấp tư sản Ấn Độ  chỉ yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ tham gia các hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về mặt giáo dục, xã hội. Tuy vậy, thực dân Anh vẫn tìm cách hạn chế hoạt động của Đảng Quốc đại.

Thất vọng trước thái độ thỏa hiệp của một số người lãnh đạo Đảng Quốc đại  và chính quyền sách 2 mặt của chính quyền Anh, trong nội bộ Đảng Quốc đại hình thành một phái dân chủ cấp tiến do Ti-lắc đứng đầu, thường được gọi là phái cực đoan. Phái này phản độ thái độ thỏa hiệp của phái ôn hòa và đòi hỏi phải có thái độ kiên quyết chống Anh.

Ban Gan-đa-kha-Ti lắc là nhà ngôn ngữ, nhà sử học, đã tập hợp những trí thức tiến bộ có tinh thần chống thực dân Anh để tuyên truyền ý thức dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước trong nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Ông chủ trương phát động nhân dân lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, xây dựng một quốc gia độc lập dân chủ.

Nhằm hạn chế phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh tăng cường thực hiện chính sách chia để trị. Tháng 7 -1905, chúng ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan: miền Đông của các tín đồ theo đạo Hồi và miền Tây của những người theo đạo Hinđu. Điều đó làm bùng lên phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, đặc biệt ở Bom-bay và Can-cút-ta. Ngày 16-10-1905, đạo luật chia cắt Ben-gam bắt đầu có hiệu lực; nhân dân coi đó là ngày quốc tang. Hơn 10 vạn người kéo đến bờ sông Hằng, dòng sông linh thiêng của người Ấn, làm lễ tuyên thệ và hát vang bài Kính chào người –Mẹ hiền Tổ quốc để tỏ ý chí đoàn kết, thống nhất. Khắp nơi vang lên khẩu hiệu: “Ấn Độ của người Ấn Độ”.

0