Hãy phân tích bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật....

Bài 1. Pháp luật và đời sống – Câu 3 trang 14 SGK GDCD lớp 12. Hãy phân tích bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật. Hãy phân tích bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật. Gợi ý làm bài: – Bản chất giai cấp của pháp luật: + Pháp luật mang bản chất ...

Bài 1. Pháp luật và đời sống – Câu 3 trang 14 SGK GDCD lớp 12. Hãy phân tích bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật.

Hãy phân tích bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật.

Gợi ý làm bài:

–         Bản chất giai cấp của pháp luật:

+ Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc vì pháp luật do nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện.

+ Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

+ Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kì kiểu pháp luật nào nhưng mỗi kiểu pháp luật lại có biểu hiện riêng của nó: pháp luật tư sản quy định cho nhân dân được hưởng các quyền tự do, dân chủ nhưng về cơ bản vẫn thực hiện ý chí và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản; pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân mà đại diện là nhà nước của nhân dân lao động.

–         Bản chất xã hội của pháp luật:

+ Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luât bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.

+ Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp xã hội, được các cá nhân, các cộng đồng dân cư, các tầng lớp khác nhau trong xã hội chấp nhận, coi là chuẩn mực, là quy tắc xử sự chung

+ Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội.


0