Hãy nêu cảm nhận của em về bài “Cây tre” của Bùi Ngọc Sơn, Măng tre có nhiều lớp: có búp thì mới nhô khỏi mặt đất, có búp cao ngang...
Kể chuyện – Tập làm văn lớp 4 – Hãy nêu cảm nhận của em về bài “Cây tre” của Bùi Ngọc Sơn. Măng tre có nhiều lớp: có búp thì mới nhô khỏi mặt đất, có búp cao ngang ngực em, có búp cao vượt quá đầu em. CÂY TRE Thân tre vừa tròn lại vừa gai góc. Trên thân cây tua tủa những vòi ...
CÂY TRE
Thân tre vừa tròn lại vừa gai góc. Trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc chi chít những búp măng non. Búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao ngang ngực em, búp vượt quá đầu em… Em cứ nghĩ những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu của tre năm năm tháng tháng được mẹ chăm chút, ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành trong bóng mát yêu thương.
Bùi Ngọc Sơn
BÀI LÀM
Đoạn văn tả cây tre đi sâu vào ba chi tiết: thân tre, gốc tre và măng tre.
Thân tre “vừa tròn vừa gai góc” có nhiều vòi tre. Vòi tre màu xanh, đâm ra “tua tủa”, so sánh “như những cánh tay vươn dài”.
Dưới gốc tre “chi chít những búp măng non”.
Măng tre có nhiều lớp: có búp thì mới nhô khỏi mặt đất, có búp cao ngang ngực em, có búp cao vượt quá đầu em.
Nhìn cây tre và măng tre, tác giả liên tưởng; búp măng là những đứa con thân yêu được mẹ tre chăm chút, ngày một lớn lên trong bóng mát yêu thương. Búp măng và cây tre được nhân hóa như mẹ con.
Tác giả tả ít mà gợi nhiều. Các từ ngữ: “gai gốc, tua tủa, chi chít, chăm chút…” là những nét vẽ đầy tượng. Hình ảnh cây tre được ví với người mẹ, măng tre được ví với người con gợi lên tình mẫu tử tuyệt đẹp. Đoạn văn “Cây tre” của Bùi Ngọc Sơn đã giúp em hiểu sâu hơn về nghệ thuật miêu lả cây cối.