Hãy kể một câu chuyện (trong chương trình em đãhọc) về một nhân vật tài trí lỗi lạc có thật trong lịch sử, trong thời đại ngày nay
Hãy kể một câu chuyện (trong chương trình em đã học) về một nhân vật tài trí lỗi lạc có thật trong lịch sử, trong thời đại ngày nay – Chuyện “Ông Trạng thả diều ” Danh nhân hào kiệt nước ta đời nào cũng có nhưng nổi tiếng thần đồng đỗ đạt Trạng Nguyên ...
Hãy kể một câu chuyện (trong chương trình em đã học) về một nhân vật tài trí lỗi lạc có thật trong lịch sử, trong thời đại ngày nay – Chuyện “Ông Trạng thả diều ”
Danh nhân hào kiệt nước ta đời nào cũng có nhưng nổi tiếng thần đồng đỗ đạt Trạng Nguyên khi tuổi còn thiếu niên chỉ có có duy nhất ông Trạng Hiền.
Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được một người con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Hiền thông minh, dĩnh ngộ, từ nhỏ đã biết tự mình làm diều chơi và rất say mê thả diều. Lên sáu tuổi, chú học một ông thầy đồ trong làng. Thầy rất kinh ngạc vì Hiền học một biết mười lại có trí nhớ lạ thường. Hiền vừa đi học, vừa chơi diều vẫn thuộc làu làu cả hai mươi trang sách. Vì nhà quá nghèo nên Hiền phải bỏ học. Ban ngày, Hiền đi chăn trâu và mặc trời mưa nắng thế nào cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.
Tối đến, Hiền đợi bạn học xong thì mượn vở về học bài. Đèn sách của chú không có gì ngoài vở chính là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Nghèo khổ và vất vả như thế nhưng tài học của Hiền rất xuất sắc. Bài văn thơ phú của Hiền rồng bay phượng múa, ý tứ sâu sắc, điển tích xác đáng khiến bạn và thầy rất nể phục. Bận chăn trâu, bận học nhưng Hiền vẫn đủ thời gian chơi diều, cánh diều của Hiền vẫn bay cao, tiếng sáo diều vi vút tầng mây.
Rồi vua mở khoa thi, Hiền đỗ Trạng Nguyên khi mới mười ba tuổi. Đó là Trạng Nguyên trẻ nhất nước ta.
Ông Trạng Nguyễn Hiền vừa là người có tài năng lỗi lạc, vừa là người có ý chí kiên trì vượt khó. Ông là tấm gương sáng cho mọi thiếu nhi noi theo. Em hứa cố gắng học tập để đỗ đạt thành danh, cống hiến khả năng của mình để xây dựng Tổ quốc.
Hãy kể một câu chuyện (trong chương trình em đã học) về một nhân vật tài trí lỗi lạc có thật trong lịch sử, trong thời đại ngày nay – Chuyện “Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa”
Năm 1972, đế quốc Mỹ đem bom B52 tấn công Thủ đô Hà Nội và một số vùng ven Thủ đô nhằm làm suy giảm lực lượng hậu phương nước ta trong kháng chiến chống Mỹ. Máy bay B52 của Mỹ được mệnh danh là “pháo đài bay”, bất khả xâm phạm, gần như chưa một phi cơ tiêm kích nào đối địch được và chưa bao giờ bị bắn rơi. Nhưng trên bầu trời miền Bắc lúc ấy, “pháo đài bay” của Mỹ lần đầu tiên chịu gãy cánh, rơi trên đất miền Bắc Việt Nam. Người làm nên kì tích đó chính là anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa.
Giáo sư Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, ông sinh năm 1913 và mất năm 1997. Quê hương ông ở tỉnh Vĩnh Long, miền Tây Nam Bộ. Ông được gia đình nuôi ăn học chu đáo. Năm 1935, sau khi học xong bậc Trung học ở Sài Gòn, ông sang Pháp du học, ông là người thông minh, say mê khoa học và có khả năng học tập, làm việc đáng kinh ngạc. Ông theo học cả ba ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện, và kĩ sư hàng không. Không chỉ làm việc cho chuyên ngành mình đã theo học, ông còn nghiên cứu tỉ mỉ kĩ thuật chế tạo vũ khí.
Ông gặp Bác Hồ trên đất Pháp, cảm phục đức độ và hoài bão giải phóng dân tộc của Bác, nghe theo tiếng gọi của trái tim người con Việt, năm 1946, ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ trở về nước. Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ chế tạo vũ khí phục vụ công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông đảm trách chức vụ Cục trưởng cục Quân giới, lãnh đạo và cùng các đồng sự, chiến sĩ miệt mài nghiên cứu, chế tạo vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc. Khi Mỹ dùng máy bay B52 bắn phá, thả bom trải thảm miền Bắc, ông nghiên cứu cải tạotên lửa phòng không, nâng chiều cao quỹ đạo bay của đạn tên lửa, bắn rơi máy bay B52 của Mỹ, buộc đế quốc Mỹ phải ngừng tấn công miền Bắc, tham dự và thực hiện hội nghị đàm phán Pa-ri năm 1973, lập lại hòa bình tạm thời ở Việt Nam cho đến ngày giải phóng dân tộc 1975. Chiến công bắn rơi máy bay B52 Mỹ của bộ đội phòng không Việt Nam gây tiếng vang chấn động thế giới, là công sức đóng góp to lớn của Giáo sư Trần Đại Nghĩa. Bên cạnh những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng, Giáo sư Trần Đại Nghĩa còn có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Ông là Chủ nhiệm ủy ban Khoa học và Kĩ Thuật nhà nước trong nhiều năm liền. Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng Lao động, được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.
Để ghi nhớ công ơn to lớn của ông đối với Tổ quốc, để tỏ lòng thán phục và tự hào về tài năng của Giáo sư Trần Đại Nghĩa, tên ông được dành đặt cho các trường bậc Trung học, nơi đào tạo các học sinh giỏi cho đội tuyển Quốc gia. Học sinh chúng em phải chăm chỉ học tập và học xuất sắc đế kế tục sự nghiệp khoa học của Giáo sư Trần Đại Nghĩa.