25/05/2017, 09:23

Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về một nhân vật lịch sử, một anh hùng dân tộc – Văn mẫu lớp 5

Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về một nhân vật lịch sử, một anh hùng dân tộc – Văn mẫu lớp 5 4.8 (96%) 380 votes Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về một nhân vật lịch sử, một anh hùng dân tộc – Văn mẫu lớp 5 Lý Công Uẩn người làng cổ Pháp thuộc Đông ...

Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về một nhân vật lịch sử, một anh hùng dân tộc – Văn mẫu lớp 5 4.8 (96%) 380 votes Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về một nhân vật lịch sử, một anh hùng dân tộc – Văn mẫu lớp 5 Lý Công Uẩn người làng cổ Pháp thuộc Đông Ngạn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay ở làng Đình Bảng vẫn còn có ...

Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về một nhân vật lịch sử, một anh hùng dân tộc – Văn mẫu lớp 5

Lý Công Uẩn người làng cổ Pháp thuộc Đông Ngạn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay ở làng Đình Bảng vẫn còn có lăng và đền thờ các vua nhà Lý.

Tục truyền rằng Công uẩn không có cha; mẹ là Phạm Thị đi chơi chùa Tiên Sơn (làng Tiên Sơn, phủ Từ Sơn), đêm về nằm mộng thấy "đi lại" với thần nhân, rồi có thai đẻ ra đứa con trai. Lên ba tuổi, đứa bé càng khôi ngô tuấn tú; gia đình đem cho nhà sư ở chùa cổ Pháp tên là Lý Khánh Văn làm con nuôi. Lý Công uẩn được học hành chữ Nho, kinh Phật và võ nghệ từ nhỏ, lớn lên dưới mái chùa, trở thành một tài trai văn võ siêu quần.

Ngoài 20 tuổi, Lý Công uẩn đã làm võ tướng dưới triều vua Lê Đại Hành, từng lập công to trong trận Chi Lăng (981) đại phá quân Tống xâm lược, chém đầu tướng giặc Hầu Nhân Bảo. Về sau, ông giữ chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ, nắm trong tay toàn bộ binh quyền. Đức trọng tài cao, ông được quần thần và tướng sĩ rất kính phục.

Năm 1005, Lê Đại Hành băng hà. Ngôi vua được truyền cho Lê Long Việt. Chỉ 3 ngày sau, Lê Long Đĩnh giết anh, giành lấy ngai vàng. Lê Long Đĩnh là một tên vua vô cùng bạo ngược khác nào Kiệt, Trụ ngày xưa. Hắn hoang dâm vô độ, nên mắc bệnh không ngồi được; đến buổi chầu thì cứ nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là Vua Ngọa Triều. Cuối năm 1009, Lê Ngọa Triều chết.

Năm đó, Lý Công uẩn đã 35 tuổi. Bấy giờ lòng người đã oán giận nhà Tiền Lê lắm rồi; quân thần và tầng lớp tăng lữ suy tôn ông lên ngôi báu, mở đầu triều đại nhà Lý (1010-1225).

Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế vào đầu xuân 1010, tức là vua Lý Thái Tổ nhà Lý. Nhà vua trị vì được 19 năm, thọ 55 tuổi, băng hà năm 1028.

Vua Lý Thái Tổ tăng cường binh bị, ra sức đánh dẹp nội loạn phản nghịch. Các hoàng tử đều là võ tướng, được phong vương, trấn giữ các nơi hiểm yếu. Việc bang giao với nhà Tống ở phương Bắc, với Chân Lạp, Chiêm Thành ở phương Nam được coi trọng, biên cương được giữ vững, đất nước thái binh, trăm họ yên vui. Vua chia nước ta ra làm 24 lộ và 2 trại (Hoan Châu và Ái Châu), định ra 6 loại thuế, khuyến khích nông nghiệp và các nghề thủ công. Đạo Phật trở thành quốc giáo. Việc học hành được mở mang. Việc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, rồi đặt tên là Thăng Long năm 1010 được coi là công hiến to lớn nhất trong sự nghiệp xây dựng quốc gia Đại Việt của vua Lý Thái Tổ.

Từ khóa tìm kiếm

  • tả một nhân vật lịch sử lớp 5 mà em đã học

Bài viết liên quan

0