25/04/2018, 09:03

Hãy kể lại một câu chuyện mà em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta, – Các anh hùng dân tộc (những người có...

– Hãy kể lại một câu chuyện mà em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta. – Các anh hùng dân tộc (những người có công lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc): Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng), Lê Hoàn (Lê Đại Hành), Ngô Quyền, Lý ...

– Hãy kể lại một câu chuyện mà em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta. – Các anh hùng dân tộc (những người có công lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc): Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng), Lê Hoàn (Lê Đại Hành), Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo), Lê Lợi, Nguyễn Huệ (Quang Trung). Hồ Chí Minh…
– Các anh hùng dân tộc (những người có công lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc): Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng), Lê Hoàn (Lê Đại Hành), Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo), Lê Lợi, Nguyễn Huệ (Quang Trung). Hồ Chí Minh…

Gợi ý:

 Câu 1. Một số anh hùng, danh nhân :

– Các anh hùng dân tộc (những người có công lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc): Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng), Lê Hoàn (Lê Đại Hành), Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo), Lê Lợi, Nguyễn Huệ (Quang Trung). Hồ Chí Minh…

– Các anh hùng liệt sĩ tiêu biểu trong lịch sử: Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu Lê Lai, Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phạm Hồng Thái. Nguyễn Thái Học, Võ Thị Sáu. Kim Đồng, Bế Văn Đàn. Phan Đình Giót. Nguyễn Văn Trỗi…

–  Các nhà chính trị, nhà hoạt động văn hoá, khoa học nổi tiếng : Tô Hiến Thành, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Hải Thượng Lãn ông, Lê Quý Đôn, Trương Vĩnh Ký, Đặng Văn Ngữ, Lương Định Của, Trần Đại Nghĩa, Văn Cao. Tô Ngọc Vân…

 

Câu 2. Tìm câu chuyện về anh hùng, danh nhân ở đâu?

– Những câu chuyện em được nghe người thân kể.

Báo, truyện đọc xưa và nay. Chú ý loại truyện về anh hùng, danh nhân đất Việt, sách Truyện đọc lớp 5.

+ Trình tự kể:

+ Giới thiệu câu chuyện.

–  Nêu tên câu chuyện.

– Nêu tên nhân vật.

+ Kể diễn biến của câu chuyện.

– Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.

 Câu 3. Tham khảo câu chuyện dưới đây:

Ngày xưa, ở làng Gióng có một cậu bé kì lạ, đã lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, không biết nói, chỉ đặt đâu nằm đấy trơ trơ.

Giặc Ân từ phương Bắc tràn sang xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi, cầu người hiền tài đứng ra cứu nước. Nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗng nhiên biết nói. Cậu nhờ mẹ gọi sứ giả vào rồi bảo: “ông hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một chiếc nón sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc”.

Kể từ khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no, quần áo vừa may xong đã chật. Mẹ cậu không đủ thóc gạo, cả làng phải góp lương thực để nuôi cậu.

Khi nhà vua cho mang các thứ tới, Gióng vươn vai vụt trở thành một tráng sĩ dũng mãnh. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên lưng ngựa sắt. Ngựa sắt hí vang, phun lửa, lao ra trận. Tráng sĩ dùng roi sắt quất túi bụi vào kẻ thù. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ từng bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặc chết như ngả rạ.

Dẹp xong giặc nước, Gióng cởi áo giáp sắt, nón sắt, bỏ lại dưới chân núi, lưu luyến nhìn lại quê hương một lần cuối rồi cưỡi ngựa từ từ bay lên trời. Nhân dân trong vùng ghi nhớ công ơn to lớn của Gióng, lập đền thờ và suy tôn là Thánh Gióng.

Ý nghĩa câu chuyện:

Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng Vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay.

0