11/01/2018, 00:23

Hãy đọc kĩ đoạn trích dưới đây trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải, và cho biết ý kiến về ý nghĩa nội dung của đoạn trích ấy. "Bên ngoài trời rét………. cư xử với nhau ở ngoài đường là đủ rõ".

Hãy đọc kĩ đoạn trích dưới đây trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải, và cho biết ý kiến về ý nghĩa nội dung của đoạn trích ấy. "Bên ngoài trời rét………. cư xử với nhau ở ngoài đường là đủ rõ". Có lẽ lòng cảm thấy đau lắm khi tác giả viết lên điều này. Và người đọc là con dân Việt đau ...

Hãy đọc kĩ đoạn trích dưới đây trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải, và cho biết ý kiến về ý nghĩa nội dung của đoạn trích ấy. "Bên ngoài trời rét………. cư xử với nhau ở ngoài đường là đủ rõ".

Có lẽ lòng cảm thấy đau lắm khi tác giả viết lên điều này. Và người đọc là con dân Việt đau cùng không kém.

I. Giới thiệu sơ lược về Nguyễn Khải và truyện ngắn Một người Hà Nội để dẫn đến nội dung (tâm tư của nhà văn) qua đoạn trích.

II. Vị trí của đoạn trích: Đoạn trích nằm ở giữa của phần 7, phần cuối truyện, ở đoạn trước, tác giả “thỉnh thoảng có việc phải ra Hà Nội đều ghé lại thăm cô Hiền”. Mọi người đều già, lớp người Hà Nội như cô đã mất, kể cả chồng cô; chỉ còn lại vài người, trong đó có cô đã ngoài 70 tuổi “nhưng cô vẫn là người của hôm nay, một người của Hà Nội hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha trộn”. Kế tiếp là đoạn trích, và đoạn cuối, sau đoạn trích là chuyện cây si bị trốc gốc bên đền Ngọc Sơn và nghĩ ngợi một cách duy tâm của cô Hiền.

+ Ý kiến về nội dung của đoạn trích

- Đọc phần đầu của đoạn trích, dù không là người Hà Nội, chưa một lần đến Hà Nội vào cuối đông, nhưng đã học địa lí Việt Nam, ai cũng sẽ nghĩ rằng thiên nhiên, khí hậu Hà Nội không mấy thay đổi. “Trời rét, mưa rây” của thiên nhiên, khí hậu Hà Nội không mấy thay đổi “Trời rét, mưa rây” của những ngày cuối đông, cận Tết khiến người nơi xa, những người của Hà Nội cũ bỗng cảm nhận:

Thanh sác chưa phai màu lệ cũ

Ảnh hình thêm đậm mối thương xưa

- Bỗng như thấy Bà Huyện Thanh Quan trong Thăng Long thành hoài cổ.

- Bỗng như thấy Lưu Trọng Lư trong bài thơ Ông đồ.

- Bỗng như thấy Thạch Lam trong Hà Nội ba mươi sáu phố phường.

Và bỗng như “bà lão (nếu là một thiếu nữ thì phải hơn) lau đánh cái bát bày thủy tiên”, cái còn lại của người Hà Nội “thưởng thức vẻ đẹp của một dò hoa thủy tiên” chẳng kém gì thưởng thức một cành đào trong những ngày mừng Tết.

- Nét đẹp văn hóa ấy mai một vì hoàn cảnh chiến tranh, đó là điều tất yếu. Thế những điều đau lòng là phần hồn ấy của Hà Nội đã bị “tâm lí sông ồ ạt, xô bồ, vụ lợi của đám người vừa thoát khỏi cái chết, cái khổ” đẩy ra khỏi tâm hồn của họ. Họ chỉ biết “nhảy tàu lên Lạng Sơn buôn bán đủ thứ” để xây nhà, sắm xe, những tiện nghi hiện đại, ăn nhậu ở nhà hàng, quán bar... mà quên mất bản sắc lối sống của ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.

- Khi nghe cô Hiền cho biết:

“ Nhiều người nói Hà Nội đã sống lại”. Nhân vật “tôi” đã góp ý rõ hơn:

“Có đúng một phần, phần xác thôi, còn phần hồn thì chưa. Cứ nhìn... ở ngoài đường là đủ rõ”.

“Có đúng một phần, phần xác thôi”, tác giả đã xác định và nhấn mạnh như thế. Mà đúng vậy. Hà Nội xã hội chủ nghĩa được xây dựng từ năm 1954, sau Hội nghị Genève. Kể từ sau khi quân Pháp thua trận và rút về nước, Hà Nội đã thay da đổi thịt. Rồi trong cuộc chiến thống nhất đất nước, bom đạn Mĩ đã cày nát một phần Hà Nội mà phố Khâm Thiên là hình ảnh hãi hùng nhất. Mười lăm năm sau. sau 30-4-1975. nhà cửa đẹp, phố xá sầm uất; người người ăn mặc sang trọng, đã làm thay đổi “phần xác” của Hà Nội. Đúng vậy, và đang thay đổi ngày một to lớn hơn, hình thức đẹp và hoành tráng hơn.

“Còn phần hồn thì chưa”. Để chứng minh cho lời khắng định ấy, tác giả đã chỉ ra nơi chốn, cách biểu hiện cụ thể: “ở ngoài đường”. Mà đúng vậy. Bản chất, chiều sâu của phần hồn không biểu lộ ở các buổi lễ trang trọng thỉnh thoảng mới được tổ chức bởi không khí của buổi lễ đã toát ra phần hồn buộc người ta phải giữ lễ. Phần hồn tốt hay xấu, lịch sự hay thô lỗ, hiền hòa hay lỗ mãng,... đều được biểu hiện trong “buôn bán, ăn uống, nói năng “ở ngoài đường” mỗi ngày, ở ngay sau đoạn trích, tác giả đả chứng minh cụ thể nhận xét ấy của minh về sự ứng xử vô lễ của giới trẻ khi ông đi xe đạp trên đường Phan Đình Phùng; về sự vô cảm đến lạnh lùng hay tâm lí chuộng kẻ giàu sang của người Hà Nội mà ông đã gặp, hỏi đường đi thì có người trả lời, là nói sõng hoặc hất cằm, có người cứ giương mắt nhìn mình như nhìn con thú lạ”. Những lời mắng chửi, cách ứng xử ở chốn Hà Nội thanh thiên bạch nhật mà tác giả đã gặp không có ở những nơi khác. Nếu quả đúng như thế thì rõ ràng Hà Nội chưa thay đổi phần hồn. Và tất nhiên người Hà Nội chưa là giai tầng “để làm chuẩn cho mọi giá trị”, là mẫu người để cả nước noi theo.

III. Có lẽ lòng cảm thấy đau lắm khi tác giả viết lên điều này. Và người đọc là con dân Việt đau cùng không kém.

- Cảm ơn tác giã đã can đảm nói lên sự thật ấy, để không chỉ nhắc nhở người Hà Nội mà còn với người dân cả nước quan tâm đến việc chăm sóc phần hồn, làm cho nó ngày thêm tươi đẹp: Hồn Việt!

Trích: Loigiaihay.com

0