24/02/2018, 19:38

Hãy chứng minh rằng Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh thể hiện một tâm hồn lớn, một nghị lực phi thường và tinh thần lạc quan cách mạng.

I. MỞ BÀI – Nêu hoàn cảnh sáng tác của Nhật kí trong tù. – Dẫn đề và chuyển mạch: Chứng minh (1) một tâm hồn lớn, (2) một nghị lực phi thường và tinh thần lạc quan cách mạng. II. THÂN BÀI ...

 

I. MỞ BÀI

–   Nêu hoàn cảnh sáng tác của Nhật kí trong tù.

–   Dẫn đề và chuyển mạch: Chứng minh (1) một tâm hồn lớn, (2) một nghị lực phi thường và tinh thần lạc quan cách mạng.

II. THÂN BÀI

A. TÂM HỒN LỚN

1. Yêu nước nồng nàn

–   Nhớ thương đất nước (Ngủ không được).

–   Xúc động khi hay tin Việt Nam có biến động và xót xa khi thấy mình không được cùng đồng bào, đồng chí đánh đuổi kẻ thù (Việt Nam có bạo động).

–   Ở tù được một năm, lòng yêu nước càng nung nấu tâm can. Ban ngày trông ngóng tin tức ở quê nhà (Tức cảnh), ban đêm hồn mộng vẫn hướng về nước cũ quê xưa (Đêm thu).

–   Vừa ra khỏi tù, Bác đã vội lên núi cao, nhìn về phương Nam, hướng về đồng bào, đồng chí (Mới ra tù, tập leo núi).

2. Yêu thương người tha thiết, tấm lòng nhân đạo bao la

–   Yêu thương những người bị áp bức bóc lột:

•    Xúc động trước cái chết vì đói rét của người bạn tù (Một người tù cờ bạc chết).       Ngậm ngùi trước nỗi buồn sầu và cô đơn của người bạn tù (Người bạn tù thổi sáo).

•   Xúc động trước cảnh vợ người bạn tù đến thăm chồng (Vợ người bạn tù đến thăm chồng).

•   Xúc động trước tiếng khóc của đứa trẻ thơ mới nửa tuổi đầu đã phải nếm mùi tù tội (Cháu bé trong ngục Tân Dương).

–   Thông cảm với nhân dân lao động:

•   Thông cảm với nỗi vất vả của người phu làm đường (Phu làm đường).

•   Vui với cái vui của người nông dân (Cánh đồng nội).

•   Buồn với cái buồn của họ (Long An -Đồng Chính).

•   Hòa vào niềm vui của người lao động (Chiều tối).

3. Yêu thiên nhiên

–   Mặc dù sống trong nhà tù tối tăm khổ cực, Bác vẫn không hờ hững trước vẻ đẹp của ánh trăng (Ngắm trăng).

–   Trên con đường chuyển lao vất vả, Bác vẫn say sưa ngắm cảnh đẹp thiên nhiên (Trên đường).

B. NGHỊ LỰC PHI THƯỜNG VÀ TINH THẦN LẠC QUAN CÁCH MẠNG

1.  – Không sợ ngục tù (Pha trò).

      –  Không sợ xích xiềng (Đi Nam Ninh ).

2.  Không sợ gian khổ (Nghe tiếng giã gạo).

3.  Luôn lạc quan tin tưởng ở tương lai (Tự khuyên mình).

III. KẾT BÀI

–   Nhật kí trong tù thể hiện một tâm hồn lớn, một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, là chân dung tinh thần tự họa của tác giả Hồ Chí Minh.

–   Với thanh niên chúng ta, Nhật kí trong tù chứa đựng những giá trị giáo dục đạo đức, tình cảm sâu sắc, như lời thơ của Hoàng Trung Thông:

Tôi đọc trăm bài, trăm ý đẹp

Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh.

Vần thơ của Bác, vần thơ thép

 Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

oranh11

0 chủ đề

23755 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0