26/04/2018, 10:42

Hãy bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Tây Tiến: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc …. Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm, Bút pháp hiện...

Tây Tiến – Quang Dũng – Hãy bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Tây Tiến: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc …. Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Bút pháp hiện thực kết hợp với cảm hứng lãng mạn chiến đấu, lãng mạn cách mạng của nhà thơ chiến sĩ đã tạo nên một khúc quân hành, một khúc độc hành ...

Tây Tiến – Quang Dũng – Hãy bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Tây Tiến: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc …. Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Bút pháp hiện thực kết hợp với cảm hứng lãng mạn chiến đấu, lãng mạn cách mạng của nhà thơ chiến sĩ đã tạo nên một khúc quân hành, một khúc độc hành oai dũng, đặc sắc.

  Đoạn thơ tập trung tạo hình ảnh đoàn binh Tây Tiến:

Trước hết cần giới thiệu sơ qua tác giả Quang Dũng, đoàn binh Tây Tiến và con đường hành quân (diễn tả ở phần đầu bài thơ).

I. Giảng

1. Ngoại hình, dáng vẻ các chiến sĩ Tây Tiến:

Mang vẻ đẹp khác thường: “không mọc tóc” là cách diễn tả thanh về một hiện thực thô ráp, nặng nề. Đồng thời có ý chủ động chứ không phải bị động trước những trận sốt rét rừng làm rụng hết tóc, làm làn da xanh vì mất máu. “xanh màu lá” cũng là cách nói thật mà thanh “so với cách nói xanh xao”. Người chiến sĩ ở đây như hòa với rừng cây, với lá ngụy trang.

Chịu đựng nhiều gian lao, bệnh tật như vậy nhưng chiến binh Tây Tiến vẫn giữ vẻ oai phong, mang cả cái oai linh của rừng thẳm qua ngữ “dữ oai hùm”. Cách tả này ứng hợp với phần trên khi tác giả viết: “cọp trêu người”.

Như vậy đoàn quân này ốm mà không yếu, dữ nhưng không tợn. Nói đúng hiện thực nhưng ngòi bút Quang Dũng không nặng đi sâu vào những gian khổ mà nghiêng về vẻ đẹp lãng mạn. Năm 1948, cũng tả về người lính thiếu thốn, gian khổ, ngòi bút Chính Hữu lại nghiêng về những chi tiết rất thực:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

 Miệng cười buốt giá Chân không giầy…

(Đồng chí – Chính Hữu).

2. Tâm hồn: mộng mơ.

Hoạt động, chiến đấu ở một vùng rừng núi xa xôi, hoang dại, hiểm trở như vậy, người chiến sĩ vẫn “gửi mộng qua biên giới”, vẫn “mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Dáng kiều thơm là dáng thiếu nữ kiều diễm, thanh lịch, quyến rũ của thủ đô ba mươi sáu phố phường. Dáng vẻ của người con gái hoặc cô em gái thân yêu vẫn đi vào trong giấc mơ của người lính xa nhà, xa quê.

3. Ý chí: hào hùng.

Những nấm mồ viễn xứ, những cái chết xa xứ, nằm lại ở biên cương heo hút không cản được ý chí tinh thần người chiến sĩ: “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, các anh quyết hiến dâng đời trai trẻ cho quê hương, đất nước. Ngay cả cái chết rất cực, thiếu cả cỗ áo quan cũng đưực nhà thơ biểu hiện một cách trang trọng và hào hùng. Những chữ “bào”, “anh về đất” nói rất rõ điều đó. Câu thơ cuối đoạn thật hùng tráng. Không một giọt nước mắt, chỉ có con sông Mã thay lời sông núi “gầm lên” khúc tiễn đưa bi tráng. Lời ai điếu dữ dội, mãnh liệt biết chừng nào!

Quang Dũng đã vẽ lại hình ảnh đồng đội của ông với tất cả lòng khâm phục nhớ thương.

II.   Bình

Khi giảng, phần nào đã có hình “phần sơ kết mục 1”. Bây giờ sẽ bình kĩ hơn:

1.   Vẻ đẹp hào hùng, hào hoa của người chiến sĩ xuất thân từ thành thị, từ thủ đô ngàn năm văn hiến, vẻ đẹp này nhìn chung khác với vẻ đẹp bình dị, lam lũ của người lính ra đi từ đồng ruộng (trong thơ Hồng Nguyền, Tố Hữu, Chính Hữu…).

Lũ chúng tôi

Bọn người tứ xứ

Gặp nhau hồi chưa biết chữ

(Nhà – Hồng Nguyên).

Quê hương tôi nước mặn đồng  chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

(Đồng  chí _ Chính Hữu).

2.   Vẻ đẹp này gắn liền với chất bi tráng:

Bi ở những thiếu thốn, gian nan, bệnh tật ác nghiệt và cái chết được nhiều lần nhắc đến. Tráng ở tinh thần, ý trí chiến đấu của đoàn binh Tây Tiến, tráng ngay trong cái chết vốn rất đau thương. Bi tráng chứ không phải bi lụy, bi quan.

Có người cho rằng bài Tây Tiến còn thể hiện “buồn rớt”, “mộng rớt”. Nói vậy là không thỏa đáng, không chính xác. Như ở phần trên đã phân tích: giấc mơ về dáng kiều thơm không hề nhụt chí chiến đấu, hy sinh, không hề cản bước chân người chiến sĩ. Trái lại đó là sức mạnh tinh thần tiếp thêm quyết tâm “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Trong bài Đất nước, Nguyễn Đình Thi cũng đã viết về anh bộ đội:

Những đêm dài hành quân nung nấu

Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu

Ngay cả cái chết cũng không làm người chiến binh Tây Tiến chùn bước, quay đầu, các anh vẫn “Hồn về Sầm Nưa chẳng về xuôi”

Bút pháp hiện thực kết hợp với cảm hứng lãng mạn chiến đấu, lãng mạn cách mạng của nhà thơ chiến sĩ đã tạo nên một khúc quân hành, một khúc độc hành oai dũng, đặc sắc.

Mariazic1

0 chủ đề

23882 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0