25/05/2018, 14:39

Hằng Nga

bay lên cung trăng, hình lấy từ Myths and Legends of China, 1922 của E. T. C. Werner (tiếng Trung: 姮娥), Thường Nga (tiếng Trung:嫦娥) hay đơn giản là chị Hằng, là một nhân vật thần thoại trong ...

bay lên cung trăng, hình lấy từ Myths and Legends of China, 1922 của E. T. C. Werner

(tiếng Trung: 姮娥), Thường Nga (tiếng Trung:嫦娥) hay đơn giản là chị Hằng, là một nhân vật thần thoại trong truyền thuyết của người Trung Quốc và một số nền văn minh chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, nữ thần của mặt trăng. Không giống như các vị thần mặt trăng đã được nhân cách hóa của các nền văn minh khác, chỉ sống trên Mặt Trăng. Như là "người phụ nữ trên Mặt Trăng", có thể coi là sự bổ sung cho khái niệm người đàn ông trên Mặt Trăng của người phương Tây. Miệng núi lửa trên Mặt Trăng Chang-Ngo do IAU đặt là lấy theo tên gọi Thường Nga.

là đề tài của một vài truyện cổ tích trong truyền thuyết Trung Hoa, phần lớn đều gắn liền với các thành phần sau: Hậu Nghệ-người bắn cung; vị vua-hoặc là nhân từ hoặc là độc ác; thuốc trường sinh; mặt trăng; thỏ ngọc. Người ta cũng cho rằng sống trong cung Quảng Hàn.

1 Truyền thuyết

1.1 Với Hậu Nghệ

1.1.1 Phiên bản 1

1.1.2 Phiên bản 2

1.2 Vị vua hung ác

2 Đạo giáo

3 Xem thêm

Với Hậu Nghệ

Phiên bản 1

Theo phiên bản này, và chồng của mình là Hậu Nghệ đã từng là những vị thần bất tử sống trên thượng giới. Một ngày kia, mười người con trai của Ngọc Hoàng biến thành mười mặt trời, làm cho mặt đất trở nên nóng bỏng và khô cằn. Thất bại trong việc ra lệnh cho các con mình ngừng phá hủy mặt đất, Ngọc Hoàng triệu Hậu Nghệ đến cứu giúp. Hậu Nghệ, bằng tài bắn cung của mình, đã bắn hạ chín mặt trời, chỉ để lại một người con trai của Ngọc Hoàng làm mặt trời. Ngọc Hoàng rõ ràng là không vui mừng gì với giải pháp của Hậu Nghệ trong việc cứu mặt đất và các sinh linh trên đó: chín con trai của ông đã chết. Như là một sự trừng phạt, Ngọc Hoàng đày Hậu Nghệ và xuống hạ giới để sống cuộc sống của con người.

Cảm nhận thấy là rất đau khổ vì bị mất khả năng bất tử, Hậu Nghệ quyết định lên đường đi tìm thuốc trường sinh trong một cuộc hành trình dài và đầy gian khổ, nguy hiểm để hai người có thể trở lại cuộc sống bất tử. Vào cuối cuộc hành trình, Hậu Nghệ đã gặp được Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu đồng ý cho Hậu Nghệ một viên thuốc, nhưng dặn rằng mỗi người chỉ cần nửa viên để trở thành bất tử.

Hậu Nghệ mang viên thuốc về nhà và cất nó trong một cái hộp. Hậu Nghệ dặn không được mở chiếc hộp và sau đó rời khỏi nhà trong một khoảng thời gian (tại sao?). Giống như Pandora trong truyền thuyết Hy Lạp, trở thành người tò mò: Nàng mở chiếc hộp và nhìn thấy viên thuốc ngay khi Hậu Nghệ quay lại nhà. Sợ rằng Hậu Nghệ có thể nhìn thấy mình đang lục lọi chiếc hộp, nên vô tình đã nuốt chửng viên thuốc. Ngay lập tức bay lên trời do thuốc quá mạnh. Mặc dù Hậu Nghệ muốn bắn để tránh không cho nàng bị lơ lửng trên bầu trời, nhưng chàng không thể nhằm mũi tên vào nàng. cứ bay lên mãi cho đến khi hạ xuống được mặt trăng.

Trên cung trăng, kết bạn với một con thỏ ngọc (là giống cái) đang chế thuốc trường sinh, cũng đang sống trên cung trăng.

Một người bạn khác là người thợ đốn củi Ngô Cương. Người thợ đốn củi này trước đó đã làm cho các vị thần bực tức vì cố gắng trở thành bất tử và vì thế đã bị đày tới cung trăng. Ngô Cương chỉ được rời khỏi cung trăng nếu có thể hạ được một cây gỗ mọc ở đó. Vấn đề là mỗi lần chàng chặt cây thì thân cây lại liền ngay lại, điều này làm cho chàng vĩnh viển phải ở lại cung trăng.

Phiên bản 2

là một cô gái trẻ sống trong cung điện của Ngọc Hoàng trên thiên giới, nơi chỉ có các vị thần tiên bất tử sống. Một ngày, nàng vô tình đánh vỡ một chiếc bình sứ quý báu. Vô cùng bực tức, Ngọc Hoàng đày nàng xuống trần, nơi con người sinh sống. Nàng chỉ có thể trở về trời nếu như làm được những việc có ích khi sống tại mặt đất.

Tại hạ giới có mười con Quạ Vàng (Kim ô) đậu ở cây Phù Tang giữa biển đông, mỗi ngày một con bay từ Đông sang Tây, tạo ra ánh sáng cho hạ giới. Các con quạ vàng này chính là các mặt trời. Nhưng một ngày kia cây Phù Tang bị đổ, mười con Quạ Vàng bay khắp bầu trời, tạo thành mười Mặt Trời thiêu đốt thế giới khiến cây cối chết hết. Khi đó một chàng trai có tài bắn cung giỏi nhất là Hậu Nghệ đã giương cung bắn rơi chín con quạ, và định bắn nốt con thứ mười thì xuất hiện và ngăn lại, để lại một Mặt Trời cho thế gian.

Người dân tôn Hậu Nghệ làm vua, chàng cưới làm vợ. Nhưng Hậu Nghệ nhanh chóng trở thành một bạo chúa. Hậu Nghệ tìm kiếm sự bất tử bằng cách ra lệnh chế thuốc trường sinh để kéo dài cuộc sống của mình. Thuốc trường sinh dưới dạng một viên thuốc gần như đã sẵn sàng khi nhìn thấy nó. Nàng đã nuốt viên thuốc này (hoặc là vô tình hoặc là có chủ ý). Việc này làm Hậu Nghệ, người đến ngay sau , tức giận. Cố gắng bỏ chạy, đã nhảy qua cửa sổ của căn phòng ở tầng trên của cung điện - và thay vì bị rơi xuống thì nàng lại bay lên được về hướng mặt trăng.

Hậu Nghệ cố gắng bắn hạ nàng nhưng không thành. Bạn đồng hành của trên cung trăng là một con thỏ ngọc đang nghiền thuốc trường sinh trong một chiếc cối giã lớn.

Hình dung của người Trung Quốc xưa

Trên cung trăng còn có một người thợ đốn củi đang cố gắng đốn hạ cây quế (Cinnamomum aromaticum), nguồn tạo ra cuộc sống. Nhưng chàng càng đốn nhanh bao nhiêu thì thân cây lại liền lại nhanh bấy nhiêu và chàng không bao giờ đạt được mục đích của mình. Người Trung Quốc sử dụng hình ảnh cây quế để giải thích sự sống có sinh có tử trên Trái Đất - các cành cây luôn luôn bị chặt - đó là cái chết, nhưng các chồi mới cũng luôn luôn sinh ra - đó là sự sống.

Trong thời gian đó, Hậu Nghệ cũng đã tới mặt trời và xây cung điện ở đó. Vì thế và Hậu Nghệ trở thành tiêu biểu cho âm (Thái Âm-tức mặt trăng) và dương (Thái Dương-tức mặt trời).

Vị vua hung ác

Nhiều năm sau khi đã trở thành thần mặt trăng, nhìn xuống mặt đất và thấy có một tên vua hung ác ngồi trên ngai vàng. Để giúp đỡ mọi người, đã tái sinh thành một người và xuống mặt đất. Các thành viên khác trong gia đình nàng đã bị tên vua này giết chết hoặc bắt làm nô lệ, nhưng đã trốn thoát về vùng nông thôn.

Trong thời gian ấy, tên vua hung ác đã có tuổi và bị ám ảnh bởi ý nghĩ tìm kiếm thuốc trường sinh. Hắn bắt mọi người đến để tra hỏi cách tìm ra thuốc trường sinh; lẽ dĩ nhiên là không ai biết, nhưng tên vua này không chấp nhận các câu trả lời và hành hình tất cả những người không có câu trả lời hoặc có câu trả lời mà ông ta không thỏa mãn.

Ở nông thôn, gặp Quan Âm, và Quan Âm đã đưa cho một viên thuốc "trường sinh" nhỏ. đem viên thuốc tới cho tên vua. Tên vua đa nghi này ngờ là thuốc độc nên đã ra lệnh cho thử trước. Sau khi nàng thử và không có biểu hiện ngộ độc nào thì tên vua kia uống viên thuốc và chết ngay lập tức. Sau đó, cũng rời khỏi thế giới con người. Do nếm ít nên tác động của viên thuốc chỉ là làm chậm lại cái chết của nàng. Tuy nhiên, thay vì hấp hối, nàng đã kịp thời quay lại mặt trăng để biến thành nữ thần của cung trăng.

Trong Đạo giáo, được coi là vị thần mặt trăng (nguyệt thần), gọi là Thái Âm tinh quân, tôn xưng là Nguyệt Cung Hoàng Hoa Tố Diệu Nguyên Tinh Thánh Hậu Thái Âm Nguyên Quân, hoặc là Nguyệt Cung Thái Âm Hoàng Quân Hiếu Đạo Minh Vương.

0