25/05/2018, 22:51

Hàm Vlookup trong Excel, hướng dẫn sử dụng chi tiết và có ví dụ cụ thể

Gần đây Bách có để ý nhiều bạn hỏi về cách sử dụng hàm hlookup và hàm vlookup trong excel, đặc biệt là cách phân biệt khi nào thì sử dụng hàm Vlookup khi nào thì dùng hàm Hlookup, hôm nay Bách sẽ chia sẻ chi tiết cách sử dụng hàm Vlookup, cách phân biệt đơn giản và dễ nhớ và có ví dụ minh họa cụ ...

Gần đây Bách có để ý nhiều bạn hỏi về cách sử dụng hàm hlookup và hàm vlookup trong excel, đặc biệt là cách phân biệt khi nào thì sử dụng hàm Vlookup khi nào thì dùng hàm Hlookup, hôm nay Bách sẽ chia sẻ chi tiết cách sử dụng hàm Vlookup, cách phân biệt đơn giản và dễ nhớ và có ví dụ minh họa cụ thể.

Theo Micorsoft thì hàm Vlookup có cấu trúc như sau:

=VLOOKUP(Lookup_value, Table_array, Col_index_ num, Range_lookup)

Giải thích:

– Lookup_value: Giá trị cần dò tìm.

– Table_array: Bảng giới hạn để dò tìm, bạn cần F4 để Fix cố định giá trị cho mục đích copy công thức tự động.

– Col_index_num: Số thứ tự của cột lấy dữ liệu trong bảng cần dò tìm.

– Range_lookup: Là giá trị Logic (TRUE=1, FALSE=0) quyết định so chính xác hay so tương đổi với bảng giới hạn.

+ Nếu Range_lookup = 1 (TRUE): So tương đối.
+ Nếu Range_lookup = 0 (FALSE): So chính xác.
+ Nếu bỏ qua đối này thì Excel hiểu là Range_lookup = 1

Vậy khi nào thì sử dụng hàm Vlookup và khi nào dùng hàm Hlookup?

Đơn giản thôi, nếu bảng giới hạn dò tìm xếp dọc như ví dụ dưới đây thì ta dùng hàm Vlookup, còn bảng giới hạn dò tìm là ngang thì ta dùng hàm Hlookup, vậy bạn chỉ cần nhớ V – dọc, H – ngang.

Hướng dẫn học Excel cơ bản

Ví dụ. Bạn hãy tính thuế nhập khấu theo Đối tượng của các mặt hàng dưới đây:

Ví dụ tính thuế nhập khẩu các mặt hàng theo đối tượng

Trong ví dụ trên, tại ô G5 ta gõ công thức: =VLOOKUP(D5;$D$17:$F$20;2;1)*E5

Trong đó:

  • Vlookup: là hàm dùng để tìm kiếm ra thuế nhập khẩu tại Bảng quy định thuế.
  • D5: Giá trị là đối tượng cần tìm ở đây là các đối tượng từ 1,2,3,4.
  • $D$17:$F$20: Bảng giới hạn dò tìm, chính là D17:F20 nhưng được F4 để Fix cố định giá trị để Copy công thức xuống các ô G6->G12.
  • 2: Thứ tự cột giá trị cần lấy, trong trường hợp này chính là cột Thuế nhập khẩu
  • 1: Trường hợp này Bách lấy giá trị tương đối nên chọn là 1, trường hợp này ta cũng có thể chọn là O.
  • *E5: Chính là đơn giá sản phẩm để tính ra thuế nhập khẩu.

Học Excel văn phòng tại Hà Nội 1 thầy 1 trò

Công thức tính

Với công thức trên, kết quả ta được là:

Kết quả sử dụng hàm vlookup

Copy công thức xuống các ô G6->G12 ta được kết quả như sau:

Sẽ có bạn hỏi mình, làm thế nào xác định được Range_lookup=1 hay Range_lookup=0?

Theo đúng định nghĩa của Microsoft Office Range_lookup=1 khi chúng ta cần tìm giá trị tương đối nghĩa là gần đúng.

Ví dụ: Để xếp loại học sinh dựa trên điểm trung bình trong trường hợp dưới đây thì Range_lookup=1, vì để xếp loại theo bảng tham chiếu thì ta bắt buộc phải lấy giá trị tương đối nghĩa là gần đúng, 9.1 gần với 9, 5.3 gần với 5 …

Họ và tên Điểm trung bình Xếp loại
Nguyễn Văn Tài 9.1 Giỏi
Nông Văn Cống 5.3 Trung Bình
Tống Văn Tần 6.6  Khá

 Bảng tham chiếu:

Điểm trung bình Xếp loại
9 Giỏi
5 Trung Bình
6.5 Khá

Và Range_lookup=O khi chúng ta cần tìm giá trị đúng tuyệt đối, ví dụ tính thuế nhập khẩu trên chẳng hạn.

Bách hy vọng với bài viết chia sẻ này các bạn sẽ nắm được chi tiết về hàm Vlookup và cách sử dụng. Trong thời gian tới Bách sẽ chia sẻ thêm về hàm Hlookup và các hàm kết hợp với hàm Vlookup và Hlookup hay được sử dụng trong công việc.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết dưới đây để củng cố thêm kiến thức về hàm Vlookup:

  • HÀM VLOOKUP NÂNG CAO – TỔ CHỨC DỮ LIỆU ĐỂ TRÁNH LỖI VLOOKUP
  • HÀM VLOOKUP LẠI LỖI NA, NAME, VALUE – XỬ LÝ LỖI VLOOKUP
  • EXCEL NÂNG CAO: KẾT HỢP VLOOKUP, SUM VÀ SUMIF
0