24/05/2017, 13:25

Giới thiệu về sáo trúc ngữ văn 8

Gioi thieu ve sao truc – Đề bài: Sáo trúc mà một nhạc cụ rất hay trong những nhạc cụ của dân tộc Việt Nam. Em hãy viết bài văn giới thiệu về cây sáo trúc Việt Nam cho mọi người cùng biết. Nếu một lần về với những miền quê thân yêu chúng ta không thể nào quên những âm thanh trong trẻo của ...

Gioi thieu ve sao truc – Đề bài: Sáo trúc mà một nhạc cụ rất hay trong những nhạc cụ của dân tộc Việt Nam. Em hãy viết bài văn giới thiệu về cây sáo trúc Việt Nam cho mọi người cùng biết. Nếu một lần về với những miền quê thân yêu chúng ta không thể nào quên những âm thanh trong trẻo của tiếng sáo diều. Tuy nhiên đó chỉ là gió thổi làm nên âm thanh ấy còn khi nó được con người thổi thành những bài hát mới thấy được hết cái hay của sáo trúc. Chẳng ai một lần ...

– Đề bài: Sáo trúc mà một nhạc cụ rất hay trong những nhạc cụ của dân tộc Việt Nam. Em hãy viết bài văn Việt Nam cho mọi người cùng biết.

Nếu một lần về với những miền quê thân yêu chúng ta không thể nào quên những âm thanh trong trẻo của tiếng sáo diều. Tuy nhiên đó chỉ là gió thổi làm nên âm thanh ấy còn khi nó được con người thổi thành những bài hát mới thấy được hết cái hay của sáo trúc. Chẳng ai một lần nghe mà quên được câu hát được thổi theo nhịp sáo trúc nghe êm đềm biết bao “ Theo em anh thì về, theo em anh thì vê, thăm lại miền quê, nơi có một triền đê, có dòng sông bên lở bên bùi”. Vậy cấu tạo và đặc điểm của sáo trúc là gì?

Trước hết là nguồn gốc và sự xuất hiện của sáo trúc. Sáo trúc là nhạc khí thuộc bộ hơi của người Việt và nhiều Dân tộc khác. Nó xuất hiện từ thời Cổ Đại, rất nhiều nước trên thế giới sử dụng Sáo với nhiều hình dáng và cấu tạo có thể khác nhau. Ở Việt Nam sáo ngang rất thông dụng và có nhiều loại. Sáo ngang ngày xưa có 6 lỗ bấm cách đều nhau nhưng không còn được sử dụng. Loại sáo ngang ngày nay có các lỗ bấm theo hệ thống thất cung với tên gọi khác nhau căn cứ vào âm trầm nhất, thí dụ như sáo đô, sáo rê, sáo mi giáng và sáo son …

gioi thieu ve cay sao truc

Sáo có những đặc điểm là mỗi sáo có những tông riêng chính vì thế mà người diễn thường chọn loại sáo làm sao để phù hợp với bài bản. Một số sáo cải tiến được khoét thêm một số lỗ bấm phụ trên thân sáo, giúp việc diễn tấu các nốt thăng/giáng dễ dàng.

Vật liệu làm sáo thì chủ yếu là trúc vì thân cây trúc rất chắc đặc biệt khi có gió thổi vào thì nó kêu rất hay. Ngoài ra họ có thể dùng nứa, rùng nhưng sáo trúc thì ngay như tên gọi của nó cũng thể hiện nguyên liệu làm ra nó chính là trúc.Về cơ bản, sáo trúc có 1 lỗ thổi nằm cùng hàng với 6 lỗ bấm. Ngoài ra còn 1 lỗ dán màng (sáo Trung Quốc), lỗ âm cơ bản và những lỗ để buộc dây treo hay tua trang trí .

Về âm thanh của nó thì theo cấu tạo ta thấy được lỗ âm cơ bản là lỗ khoét cuối ống, quyết định âm trầm nhất khi ta bịt kín tất cả những lỗ bấm. Âm trầm này dùng để xác định tên gọi của loại sáo. Tuy nhiên, có những cây sáo không có lỗ âm cơ bản nếu chúng bị cắt cụt ngay chỗ đó. Để xác định tên gọi người ta căn cứ vào đầu lỗ của ống sáo và cho đó là lỗ âm cơ bản. Tùy vào từng loại sáo, lỗ âm này có thể có hoặc không.

Đó là âm thanh theo bản thân mà sáo trúc mang đến còn khi người thổi vào thì âm thanh của nó rất dịu ngọt đắm say như lời mẹ ru vậy. Không những thế nó còn gợi sự bình yên trong lòng chúng ta. Cái cảm giác đó có lẽ chỉ có ở sáo trúc mà thôi.

Về cách thổi sáo thì chúng ta nếu muốn học thổi sáo thì đương nhiên cần một cây sáo trúc loại tốt vì khi thổi mà không được hay thì không thể chấp nhận được. Tiếp đó thì kĩ thuật thổi sáo là rung, đánh lưỡi (đơn, kép và tam) hoặc phi (một cách rung lưỡi cổ truyền). Ngoài ra còn cách nhấn hơi, luyến hơi, vuốt hơi, âm bội và ngón vỗ…

Qua đây chúng ta đã đi tìm hiểu song một loại nhạc cụ dân tộc là sáo trúc. Chúng ta hiểu được thế nào thì được gọi là sáo trúc biết được nguồn gốc và đặc điểm của chúng. Đồng thời những ai có quê hương sáo trúc thì sẽ cảm thấy rất tự hào về những nét văn hóa của quê hương mình.

0