08/05/2018, 21:20

Giới thiệu về nhà văn Mô-pa-xăng

Đề bài : Hãy giới thiệu một vài nét về nhà văn Mô-pa-xăng Bài làm Guyđơ Mô-pa-xăng (1850-1893) là nhà văn hiện thực vĩ đại của nước Pháp trong thế kỷ 19. Sinh trưởng trong một gia đình quý tộc sa sút. Tuổi thơ ông là những trang buồn, từ bé thơ sống trong bi kịch gia đình, ...

Đề bài: Hãy giới thiệu một vài nét về nhà văn Mô-pa-xăng

Bài làm

   Guyđơ Mô-pa-xăng (1850-1893) là nhà văn hiện thực vĩ đại của nước Pháp trong thế kỷ 19. Sinh trưởng trong một gia đình quý tộc sa sút. Tuổi thơ ông là những trang buồn, từ bé thơ sống trong bi kịch gia đình, năm 11 tuổi trở đi chỉ còn được sống với mẹ; vào học trường dòng thì bị quở trách thường xuyên.

   Đang học luật ở Đại học Căng thì chiến tranh Pháp-Phổ nổ ra, Mô-pa-xăng nhập ngũ. Sau chiến tranh ông trở về sống tại Paris, làm viên chức quèn ở Bộ Hải quân (1873) rồi ở Bộ Giáo dục (1878). Trên dưới 30 tuổi mới viết văn. Năm 1880 ông cho ra đời truyện "Viên mỡ bò" và nổi tiếng trên văn đàn. Nhà văn Zôla đã hết lời ca ngợi: "Ngay bước đầu, anh tự xếp vào hàng các nhà văn bậc thầy".

   Sự nghiệp văn chương của Mô-pa-xăng vô cùng đồ sộ: trên 300 truyện ngắn, vài vở kịch, 6 cuốn tiểu thuyết. Tên tuổi ông gắn liền với những tác phẩm xuất sắc như: "Viên mỡ bò" ( 1880), "Một cuộc đời (1883), "Ông bạn đẹp" (1885), "Mil Oriôn" (1836) ...

   Tác phẩm của Mô-pa-xăng tập trung ở hai chủ đề: ca ngợi lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu chống quân xâm lược, vạch trần sự thật xấu xa, đồi bại của giai cấp tư sản — quý tộc và nói lên tình thương đối với những con người "bé nhỏ" bất hạnh. Có một điều kì lạ trưóc lúc Hitler phát động chiến tranh thế giới thứ 2 đã ra lệnh đốt hết những tác phẩm của Mô-pa-xăng.

   Mô-pa-xăng là bậc thầy về truyện ngắn. Cấu trúc chặt chẽ, văn phong trong sáng, tinh luyện, giản dị đạt tới một trình độ nghệ thuật điêu luyện "không sao bắt chước nổi" như M.Gorki đã đánh giá.

   Nếu thời thơ ấu là những trang buồn thì những năm cuối đời của Mô-pa-xãng đầy bất hạnh: Ông mắc bệnh tâm thần và chết đau đớn trong nhà thương điên vào ngày 6-7-1893.

Tham khảo thêm:

0