Giới thiệu về món ăn bún riêu cua
Đề bài: Giới thiệu về món ăn bún riêu cua – một món ăn dân dã của người Việt Nam. Bún riêu cua là một trong hàng trăm món ăn dân dã được người Việt Nam từ nông thôn đến thành thị ưa chuộng bởi nó vừa hội tụ đủ ba yếu tố: ngon – bổ – rẻ, vừa có hương vị đậm đà và hình thức vô cùng hấp dẫn. ...
Đề bài: Giới thiệu về món ăn bún riêu cua – một món ăn dân dã của người Việt Nam. Bún riêu cua là một trong hàng trăm món ăn dân dã được người Việt Nam từ nông thôn đến thành thị ưa chuộng bởi nó vừa hội tụ đủ ba yếu tố: ngon – bổ – rẻ, vừa có hương vị đậm đà và hình thức vô cùng hấp dẫn. Nguyên liệu chính của món riêu cua là cua đồng. Để chuẩn bị một bữa bún riêu cua cho 5 người ăn, cần 1 kg cua đồng tươi sống, chọn cua cái thịt chắc và ngọt hơn cua đực. Cua ...
Đề bài: – một món ăn dân dã của người Việt Nam.
Bún riêu cua là một trong hàng trăm món ăn dân dã được người Việt Nam từ nông thôn đến thành thị ưa chuộng bởi nó vừa hội tụ đủ ba yếu tố: ngon – bổ – rẻ, vừa có hương vị đậm đà và hình thức vô cùng hấp dẫn.
Nguyên liệu chính của món riêu cua là cua đồng. Để chuẩn bị một bữa bún riêu cua cho 5 người ăn, cần 1 kg cua đồng tươi sống, chọn cua cái thịt chắc và ngọt hơn cua đực. Cua mua về đổ vào thùng ngâm nước rồi xóc cho hết bùn. Xé cua ra, bỏ mai, yếm và nắp miệng. Rửa nhiều lần cho sạch, để thật ráo nước rồi mới cho vào cối giã nhuyễn.
Lấy khoảng hai lít nước, cho vào chỗ cua vừa giã nhuyễn, dùng tay bóp cho thịt cua rã ra hết, vớt bỏ bã, gạn lấy nước đổ vào nồi. Nêm một chút mắm muối, dùng đũa khuấy đều theo vòng tròn, sau đó để lắng chừng năm, mười phút mới bắc lên bếp, đun nhỏ lửa.
Gạch cua khêu từ mai cua để trong chén nhỏ, rửa sạch rồi cho vào một thìa nước mắm ngon. Bắc chảo lên bếp, chảo nóng cho mỡ nước vào, đợi mỡ nóng già bỏ hành khô phi cho vàng rồi đổ dầu hạt điều và gạch cua vào quấy nhẹ, tạo thành một chất sền sệt màu vàng đỏ, óng ánh và thơm phức, múc ra bát để riêng. Đổ cà chua xắt dọc vào chảo vừa chưng màu, xào cho mềm.
Các gia vị dùng để nấu riêu cua là cà chua chín, quả dọc tươi hoặc me xanh, me chín, quả tai chua… Nếu dùng quả dọc thì phải nướng cháy sém cho ra hết nhựa, ngâm vào nước lạnh để bóc vỏ và đợi khi nồi canh bắt đầu sôi, thịt cua đóng thành tảng mới bỏ quả dọc vào. Khi trái dọc chín thì vớt ra, dầm nát phần cùi, bỏ hột rồi trút cả dọc và cà chua vào nồi canh cua đang sôi lăn tăn. Đợi khi thịt cua đã đóng thành từng mảng thì lấy thìa múc gạch, rưới nhẹ lên trên và rắc hành hoa thái nhỏ. Có thể nêm chút bột ngọt cho nước canh thêm ngon.
Như thế là chúng ta đã nấu xong nồi riêu cua. Nhưng thế nào là nổi riêu cua đạt tiêu chuẩn chất lượng? Trước hết, thịt cua phải kết thành mảng trên mặt nổi chứ không rời rã. Sau đó là nước canh phải trong, có vị chua chua ngọt ngọt đậm đà tự nhiên và hương vị thì thơm phưng phức, chỉ thoáng ngửi đã thấy thèm.
Những thứ ăn kèm với riêu cua là bún tươi, nước mắm hoặc mắm tôm, chanh, ớt. Rau sống gồm rau muống chẻ, hoa chuối hoặc nõn cây chuối non thái mỏng, rau diếp thái chỉ, tía tô, kinh giới và rau húng. Cho bún vào bát to, múc thịt cua để lên trên, rắc hành hoa thái nhỏ rồi chan cho ngập nước. Tất cả đã đẩy đủ, sẵn sàng. Nào, xin mời các bạn thưởng thức! Bún riêu cua ăn nóng mới ngon và người ăn càng đông càng vui, vị ngon của bát bún riêu cũng tăng lên gấp bội. Dường như tất cả hương vị mộc mạc mà đằm thắm, ngọt ngào của đồng ruộng quê hương đang thấm vào lòng, vào dạ.
Cũng như các món ăn dân dã khác, món bún riêu cua không chỉ là một sản phẩm vật chất đầy sáng tạo của những người mẹ, người chị Việt Nam đảm đang, khéo léo mà nó còn là niềm vui tinh thần gắn kết những mối dây tình cảm ruột thịt của gia đình cùng tình nghĩa xóm giềng và quê hương thân thiết, không thể nhạt phai.