Giới thiệu về chiếc bánh chưng ngày Tết
Đề bài: Giới thiệu về chiếc bánh chưng ngày Tết. Bài làm tham khảo 1: Mỗi độ tết đến xuân về, khắp đường phố luôn tràn ngập sắc đỏ của hoa đào và ánh vàng của những cành mai. Trong nhà, mọi thứ đều được trang hoàng lộng lẫy để đón xuân về, và một trong những thứ không thể thiếu trên ban thờ cúng ...
Đề bài: Giới thiệu về chiếc bánh chưng ngày Tết. Bài làm tham khảo 1: Mỗi độ tết đến xuân về, khắp đường phố luôn tràn ngập sắc đỏ của hoa đào và ánh vàng của những cành mai. Trong nhà, mọi thứ đều được trang hoàng lộng lẫy để đón xuân về, và một trong những thứ không thể thiếu trên ban thờ cúng gia tiên cũng như mâm cơm ngày tết chính là chiếc bánh chưng xanh. Sự tích kể rằng, xưa kia, Hùng Vương thứ 16 muốn tìm người kế vị ...
Đề bài: .
Bài làm tham khảo 1:
Mỗi độ tết đến xuân về, khắp đường phố luôn tràn ngập sắc đỏ của hoa đào và ánh vàng của những cành mai. Trong nhà, mọi thứ đều được trang hoàng lộng lẫy để đón xuân về, và một trong những thứ không thể thiếu trên ban thờ cúng gia tiên cũng như mâm cơm ngày tết chính là chiếc bánh chưng xanh.
Sự tích kể rằng, xưa kia, Hùng Vương thứ 16 muốn tìm người kế vị nên đã đặt ra yêu cầu rằng nếu ai làm ngài vừa ý, ngài sẽ truyền ngôi cho. Lang Liêu là con của ngài, vì nhà rất nghèo nên thay vì dâng cho vua cha những của ngon vật lạ, chàng đã đưa cho ngài thưởng thức chiếc bánh hình vuông được làm từ gạo, thịt, đỗ. Vưa cha ưng ý vội truyề ngôi cho Lang Liêu, từ đó, chiếc bánh với lớp vỏ ngoài màu xanh có tên gọi là bánh chưng ra đời.
Nguyên liệu để làm ra chiếc bánh chưng được lấy từ gạo nếp, thịt và đỗ còn vỏ ngoài được lấy từ lá dong. Người ta thường chọn gạo nếp cái hoa vàng để làm vỏ ngoài của bánh, đây là loại gạo có hạt bóng mẩy và đều nhau, khi chín thì vừa thơm vừa dẻo. Còn đối với thịt lợn, để làm nhân bánh thì việc chọn được những miếng thịt ba chỉ sẽ khiến cho chiếc bánh ngon hơn bội phần so với các loại thít khác. Thịt sau khi cắt miếng to bản sẽ được ướp với một chút hạt tiêu để chiếc bánh có chút vị cay đặc chưng vốn có. Riêng với đỗ, người cẩn thận thì đem luộc xong giã và nắm chặt thành từng nắm nhỏ, với những ai bận rộn thì thường lấy luôn đỗ sống để làm nhân. Lá dong trước khi gói bánh phải được rửa sạch sẽ và quấn quanh chiếc cột để phơi lên, sau khi lá đã ráo nước thì tháo xuống và dùng dao tước bớt phần sống lá ở phía sau sau cho lưng của lá không còn nhô cao.
Sau khi trải qua công đoạn chuẩn bị nguyên liệu thì người gói bánh sẽ rải những tấm lót sạch, rộng xuống nền nhà và tiến hành gói bánh. Có hai cách để gói, một là dùng khuôn, hai là dùng tay. Ưu điểm của dùng khuôn chính là giúp cho chiếc bánh trở nên vuông vắn hơn còn dùng tay sẽ làm bánh được gói chắc chắn hơn. Tuy nhiên, dù dùng cách nào thì công đoạn đầu tiên của gói bánh cũng là trải lá ra một khoảng rộng, đổ gạo vào sau đó cho một nắm đỗ chín hoặc nửa bát đỗ sống lên, gắp một đến hai miếng thịt đặt lên giữa đỗ, tiếp tục cho số lượng đỗ giống như bàn đầu đè lên miếng thịt, cuối cùng là đổ gạo nếp lên và gói lá vào. Việc gói bánh rất quan trọng, nếu sơ ý có thể khiến chiếc bánh bị phèo gạo ra khi luộc. Để hạn chế việc này, người gói cần phải thật chắc tay trong lúc uốn lá để tạo thành hình vuông.
Khi những chiếc bánh đã được hoàn thành sẽ được xếp vào nồi lớn và bắc lên bếp đun, thời gian nấu bánh thường rơi vào khoảng từ 10 đến 12 giờ, tùy vào từng loại gạo. Bánh chín sẽ được vớt ra và nén bằng vật nặng, sau đó mới cất đi để ăn dần.
Ngày nay, dù cho nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang phát triển với mức độ chóng mặt thì việc gói bánh chưng ngày tết vẫn được rất nhiều gia đình coi trọng. Khoảnh khắc cả gia đình quây quần bên mâm cơm ngày tết với đĩa bánh chưng xanh đã, đang và sẽ luôn im đậm trong tâm trí nhiều người Việt Nam.
Bài làm tham khảo 2:
Đề bài: hãy giới thiệu về chiếc bánh chưng ngày tết ở Việt Nam.
Theo phong tục ngàn xưa của người Việt Nam, một năm có 365 ngày và mỗi một năm chúng ta lại được đón một cái tết cổ truyền.Tết Nguyên đán là một nét đẹp truyền thống đã có từ ngàn xưa với “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ; cây nêu, tràng pháo,bánh chưng xanh”. Vào ngày tết trên bàn thờ mỗi gia đình không bao giờ thiếu được những chiếc bánh chưng.
Bánh chưng ra đời từ truyền thuyết Lang liêu con của vua Hùng trong giai thoại của dân tộc. Truyện kể rằng, Lang liêu đã được thần linh mách bảo dùng lá dong, gạo nếp, thịt lợn và đậu xanh cùng các loại gia vị để làm ra thứ bánh cúng trời đất dâng lên vua cha thể hiện lòng thành kính. Nhờ đó mà Lang liêu được vua cha nhường cho ngôi báu. Và cũng từ đó, chiếc bánh chưng đã trở thành thứ không thể thiếu vào ngày tết của dân tộc để dâng lên tổ tiên với lòng thành kính của con cháu. Phong tục tốt đẹp đó vẫn được gìn giữ đến tận ngày nay.
Khi nhìn chiếc bánh chưng, chúng ta thấy mộc mạc và giản di vô cùng nhưng để làm ra nó không phải điều dễ dàng, là cả một quá trình công phu. Để chuẩn bị làm bánh chưng bạn cần các nguyên liệu sau. Trước tiên là lá dong, cần chọn những chiếc lá dong to bản, còn lành lặn và xanh mượt. Lạt để cuốn cần được chẻ sẵn, mỏng và mềm, có màu vàng ngà ngà để ăn ý với lá dong màu xanh mượt.
Gạo để gói bánh cần chọn loại gạo nếp cái hoa vàng vừa dẻo vừa thơm được ngâm kỹ từ tối hôm trước sau đó đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh cũng cần được chuẩn bị trước, đãi sạch vỏ xanh. Thịt lợn làm nhân được cắt thành miếng to nửa bàn tay và ướp đều gia vị với muối, hạt tiêu, hành cho ngấm đều. Tât cả mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng được bày ra nong và tiến hành gói
Thường thì vào những ngày giáp tết, mỗi gia đình sẽ quây quần với nhau để gói bánh chưng, không khí mới ấm cúng làm sao. Một người trải lá ra mâm, một người đong gạo đổ vào, sau đó dàn cho đều gạo, đổ tiếp nửa bát đỗ xanh lên trên, xếp hai miếng thịt và thêm nửa bát đỗ, một bát gạo nữa lên trên. Sau khi đã đầy đủ, nhẹ tay bẻ bốn góc lá cho vuông vức, sau đó siết chặt từng chiếc lạt và tiến hành quấn lạt lại. Người quấn cần chắc tay để có được những chiếc bánh chắc chắn nhất. Thành phẩm một chiếc bánh chưng đã xong. Mọi người cùng nhau, quây quần bên thúng gạo, vừa gói vừa tám chuyện, chẳng mấy chốc đã được rổ bánh chưng.
Tiếp sau đó đến công đoạn luộc bánh. Phía góc sân, bếp lửa đã được nổi lên sẵn. Những gốc tre, gốc củi khô tích trữ từ lâu được đem ra để nấu bánh chưng. Ngọn lửa củi cháy to trong rất ấm cúng, cần cho lửa cháy đều và to bánh mới chín rền và ngon, không bị hấy.
Sau khi luộc bánh đã chín, bố tôi dỡ bánh ra và rải đều lên chiếc chõng tre trước hiên nhà, hơi nóng từ những chiếc bánh phả ra nghi ngút cùng với mùi thơm nồng nàn hấp dẫn làm sao. Bố tôi đã chuẩn bị sẵn hai tấm gỗ và một chiếc cối để nén bánh.
Thật không còn gì vui hơn khi chúng tôi – những đứa trẻ đợi cả ngày theo dõi để rồi được nếm những chiếc bánh đầu tiên ra lò. Cảm giác thật tuyệt vời, nếp dẻo, đỗ bùi, thịt béo ngậy,… mới ngon làm sao.
Cùng với mâm ngũ quả, hộp trà, hộp mứt, chai rượu và những cành đào, hoa mai, mâm cỗ tất niên đã sẵn sàng dâng lên trời đất, tổ tiên, đón các cụ về ăn tết. Không khí thiêng liêng của ngày tết thực sự bắt đầu.