Giới thiệu về cây chuối Việt Nam lớp 8
Gioi thieu ve cay chuoi – Đề bài: Cây chuối là loài cây rất quen thuộc với người Việt Nam. Em hãy viết bài văn giới thiệu về cây chuối Việt Nam cho các bạn cùng biết. Đi khắp đất nước Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp những bụi chuối, vườn chuối xanh um trước ngõ, sau vườn. Chuối là loài cây dễ ...
Gioi thieu ve cay chuoi – Đề bài: Cây chuối là loài cây rất quen thuộc với người Việt Nam. Em hãy viết bài văn giới thiệu về cây chuối Việt Nam cho các bạn cùng biết. Đi khắp đất nước Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp những bụi chuối, vườn chuối xanh um trước ngõ, sau vườn. Chuối là loài cây dễ thích nghi, có thể sống được trên nhiều vùng đất khác nhau, từ miền núi, trung du đến đồng bằng châu thổ. Ở nông thôn, hầu như nhà nào cũng trồng chuối, không ...
– Đề bài: Cây chuối là loài cây rất quen thuộc với người Việt Nam. Em hãy viết bài văn cho các bạn cùng biết.
Đi khắp đất nước Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp những bụi chuối, vườn chuối xanh um trước ngõ, sau vườn. Chuối là loài cây dễ thích nghi, có thể sống được trên nhiều vùng đất khác nhau, từ miền núi, trung du đến đồng bằng châu thổ. Ở nông thôn, hầu như nhà nào cũng trồng chuối, không nhiều thì ít.
Cây chuối gồm các bộ phận: củ, thân, lá, hoa và quả.
Củ chuối là thân chính, mọc ngầm dưới đất, xung quanh có rễ, làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng và sinh sản ra các cây chuối con. Thân chuối là thân giả, do các bẹ ốp lại mà thành, giữa có lõi dẫn chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân chuối nhẵn bóng, hình trụ, cao khoảng vài mét trở lên. Lá chuối mọc ở đầu mỗi bẹ, xung quanh ngọn. Mỗi tàu gồm một cuống lá dài chạy dọc giữa bản lá rộng cỡ bốn đến năm tấc, dài gần hai mét.
Khi cây chuối trưởng thành, hoa chuối trổ từ chính giữa ngọn. Cuống hoa lớn, búp hoa thon dài, có nhiều cánh màu nâu đỏ. Dưới mỗi cánh là một nải non, gồm hai tầng quả, đầu mỗi quả có túi phấn vàng, hơi dính. Một hoa có thể cho một buồng từ năm đến mười nải, mỗi nải khoảng trên chục quả. Quả chuối lúc non màu xanh nhạt, lúc già xanh đậm. Sau vài tháng, cắt xuống ủ chín, quả sẽ có màu vàng.
Nước ta có rất nhiều giống chuối. Phổ biến nhất là chuối tiêu, được trồng nhiều ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ (còn gọi là chuối già). Chuối tiêu ưa đất thịt pha cát, nhất là đất bãi bổi ven sông. Chuối tiêu chín có vị thdm ngọt, đậm đà. Người miền Bắc rất ưa chuộng chuối tiêu, nhất là chuối trứng cuốc (vỏ có những đốm nâu giống như trứng chim cuốc), ăn chung với cốm Vòng, là một món quà ngon tuyệt của mùa thu. Chuối tiêu còn làm mứt để xuất khẩu, dùng chung với nước trà nóng rất ngon. Chuối tây (còn gọi là chuối sứ), thích hợp với đất trung du và miền núi, mọc nhiều ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Quả chuối ngắn và to, chất lượng không bằng chuối tiêu.
Chuối cau ít được trồng vì cây nhỏ, trái nhỏ, năng xuất thấp. Tuy thế chuối cau lại quý hiếm vì thường được dùng để cúng trong dịp ngày rằm, mùng một Âm lịch hằng tháng. Ngày xưa, người ta còn gọi chuối cau là chuối tiến vua.Chuối hột cây cao từ bốn đến năm mét, lá dài và rộng, xanh thẫm. Quả ngắn hình lục lăng, chứa nhiều hạt. Lúc non bào mỏng ăn kèm với các loại rau thơm, rau sống trong các món nướng, món gỏi, thịt luộc, tôm chua… làm tăng hương vị. Quả già phơi khô, sao vàng rồi đem ngâm rượu, thành một vị thuốc chữa bệnh nhức mỏi khá công hiệu.
Chuối lá mật (chỉ có ở miền Bắc) hình dáng gần giống như chuối hột nhưng trong quả chỉ có vài hột màu đen giống như hạt tiêu. Lúc chín mềm, bóc sơ lớp vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô làm mứt, dẻo và ngon, ở miền Tây Nam Bộ còn có một loại chuối đặc biệt là chuối sáp, chỉ ăn được sau khi luộc chín. Đông Nam Bộ còn có chuối bom, quả to, màu đỏ sẫm, vị ngọt hơi chua…
Chuối chín vừa ngon vừa rẻ, ta có thể ăn bất cứ lúc nào trong ngày, còn chuối xanh lại có thể chế biến thành nhiều món ăn độc đáo. Chuối tiêu xanh lột bỏ vỏ, xắt chéo, luộc qua với nước muối cho ra hết nhựa chát, rồi nấu chung với lươn, ếch, thịt ba rọi, đậu phụ, nghệ, mẻ, hành hoa, lá lốt, tía tô… thành món lươn bung, ốc bung… ăn một lần nhớ một đời. Củ chuối tây non gọt sạch, thái nhỏ, luộc bỏ nước chát, nấu giống như chuối xanh, giòn và ngọt bởi thẩm thấu tất cả các vị thơm ngon, bùi béo của món ăn. Giờ đây, những món dân gian ấy đã thành đặc sản trong các nhà hàng cao cấp, gợi cho người xa xứ nhớ tới hương vị đồng quê.
Thân chuối non bào mỏng, trộn chùng với các loại rau thơm, rau diếp xắt chỉ, thành món rau ghém không thể thiếu cho bún riêu cua, bún riêu ốc, canh dấm cá… Thân chuối già xắt mỏng, băm nhỏ trộn cám làm thức ăn cho bò, lợn, vịt, gà… rất tốt. Lá chuối non gói bánh chưng, bánh giò, bánh tét, bánh ít, giò lụa… Lá chuối già gói thực phẩm tươi sống. Lá chuối khô làm nút đậy chai rượu, đậy bình đựng đồ khô rất kín. Rượu làng Vân nút lá chuối khô nổi tiếng cả trong và ngoài nước… Bẹ chuối khô làm nguyên liệu đan đồ mỹ nghệ xuất khẩu… Chuối cũng là hình ảnh thân thuộc trong truyện của Nam Cao, thơ Trần Đăng Khoa… Người nước ngoài đến Việt Nam rất thích ăn chuối. Chuối là loại trái cây xuất khẩu có giá trị cao.