04/06/2017, 23:20
Giới thiệu một vài nét về cuộc đời, sự nghiệp và thơ văn Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, con đầu của Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại của tướng công Trần Nguyên Đán. Ông sinh năm 1380, quê ở làng Nhị Khê, thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ), cùng cha làm quan dưới triều Hồ Quý Li. Năm 1407, giặc Minh xâm lược ...
Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, con đầu của Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại của tướng công Trần Nguyên Đán. Ông sinh năm 1380, quê ở làng Nhị Khê, thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ), cùng cha làm quan dưới triều Hồ Quý Li. Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị giặc bắt giải sang Tàu, Nguyễn Trãi bị giặc giam lỏng 10 năm Trời ở thành Đông Quan (Thăng Long).
Năm 1418, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa ở núi rừng Lam Sơn. Nguyễn Trãi gia nhập nghĩa quân, dâng "Bình Ngô sách" lên Bình Định Vương Lê Lợi. Ông trở thành cánh tay phải đắc lực của người anh hùng Lam Sơn. Nguyễn Trãi đã thay lời Lê Lợi viết thư cho bọn tướng tá giặc Minh, thực hiện chiến lược "tâm công vệ đánh vào lòng giặc thu được nhiều chiến công hiển hách". Ông là người "viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết một thời"
Nước nhà được độc lập sau 10 năm kháng chiến, năm 1428, thay lời Lê Lợi. Nguyễn Trãi viết "Bình Ngô đại cáo" tuyên bố công cuộc "Bình Ngô phục quốc " của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi, nước Đại Việt bước sang một kỉ nguyên mới: độc lập thái bình bền vững. Ông được phong tước Quan phục hầu, làm Chánh chủ khảo khoa thi Tiến sĩ đầu tiên của triều Lê, ông hăm hở đem tài kinh bang tế thế mong giúp vua xây dựng đất nước cường thịnh. Cuộc sống của ông thanh bạch liêm khiết, tính ông cương trực nên ông bị bọn quyền thần ghét và chèn ép. Nguyền Trãi đã lui về Côn Sơn ở ẩn.
Năm 1442 vụ án Lệ Chi Viên xảy ra, Nguyên Trãi bị vu oan, bị tru di tam tộc. Mãi 22 năm sau, năm 1464 vua Lê Thánh Tông mới viết chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi và khẳng định:
"Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo"
(ức Trai lồng sáng tựa sao Khuê)
Nguyễn Trãi sáng tác nhiều, nhưng sau vụ án Lệ Chi Viên, thơ văn của ông bị thiêu hủy, bị thất tán nhiều. Hiện nay chỉ còn lại:
- Quân trung từ mệnh tập: 69 bài.
- Bình Ngô đại cáo.
- Lam Sơn thực lục.
- Bia Vĩnh Lăng.
- Dư địa chí.
- Chí Linh phú.
- ức Trai thi tập: 105 bài.
- Quốc âm thi tập: 254 bài.
Tóm lại, Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc, văn võ toàn tài. Sự nghiệp và thơ văn của Nguyễn Trãi là bài ca yêu nước tự hào dân tộc.
Năm 1418, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa ở núi rừng Lam Sơn. Nguyễn Trãi gia nhập nghĩa quân, dâng "Bình Ngô sách" lên Bình Định Vương Lê Lợi. Ông trở thành cánh tay phải đắc lực của người anh hùng Lam Sơn. Nguyễn Trãi đã thay lời Lê Lợi viết thư cho bọn tướng tá giặc Minh, thực hiện chiến lược "tâm công vệ đánh vào lòng giặc thu được nhiều chiến công hiển hách". Ông là người "viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết một thời"
Nước nhà được độc lập sau 10 năm kháng chiến, năm 1428, thay lời Lê Lợi. Nguyễn Trãi viết "Bình Ngô đại cáo" tuyên bố công cuộc "Bình Ngô phục quốc " của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi, nước Đại Việt bước sang một kỉ nguyên mới: độc lập thái bình bền vững. Ông được phong tước Quan phục hầu, làm Chánh chủ khảo khoa thi Tiến sĩ đầu tiên của triều Lê, ông hăm hở đem tài kinh bang tế thế mong giúp vua xây dựng đất nước cường thịnh. Cuộc sống của ông thanh bạch liêm khiết, tính ông cương trực nên ông bị bọn quyền thần ghét và chèn ép. Nguyền Trãi đã lui về Côn Sơn ở ẩn.
Năm 1442 vụ án Lệ Chi Viên xảy ra, Nguyên Trãi bị vu oan, bị tru di tam tộc. Mãi 22 năm sau, năm 1464 vua Lê Thánh Tông mới viết chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi và khẳng định:
"Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo"
(ức Trai lồng sáng tựa sao Khuê)
- Quân trung từ mệnh tập: 69 bài.
- Bình Ngô đại cáo.
- Lam Sơn thực lục.
- Bia Vĩnh Lăng.
- Dư địa chí.
- Chí Linh phú.
- ức Trai thi tập: 105 bài.
- Quốc âm thi tập: 254 bài.
Tóm lại, Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc, văn võ toàn tài. Sự nghiệp và thơ văn của Nguyễn Trãi là bài ca yêu nước tự hào dân tộc.