15/01/2018, 10:59

Giáo viên mới đi dạy: Lương bao nhiêu?

Giáo viên mới đi dạy: Lương bao nhiêu? Lương giáo viên mới ra trường là bao nhiêu? Mức lương của giáo viên mới ra trường là bao nhiêu? Lương giáo viên mới ra trường là bao nhiêu? Sinh viên học ĐH mất 4 ...

Giáo viên mới đi dạy: Lương bao nhiêu?

Mức lương của giáo viên mới ra trường là bao nhiêu?

Lương giáo viên mới ra trường là bao nhiêu? Sinh viên học ĐH mất 4 năm, trúng tuyển GV tiểu học nhưng lại xếp vào ngạch tương đương hệ trung cấp, như vậy ngạch lương chỉ là 1,86. Đây là nhiều trường hợp mà các thầy cô thắc mắc. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo.

Việc xếp lương theo quy định tại thông tư liên tịch đang gây nhiều thiệt thòi cho giáo viên, nhất là những người mới ra trường.

Vướng thông tư liên tịch của Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) và Bộ Nội vụ quy định mã số, chức danh nghề nghiệp của nhà giáo, nhiều giáo viên (GV) tại TP HCM dù ra trường đi dạy hơn 1 năm nhưng vẫn chưa được xếp lương. Thực trạng diễn ra tại nhiều địa bàn quận, huyện ở TP HCM này đến nay vẫn chưa có cách tháo gỡ.

Mức lương của giáo viên mới ra trường là bao nhiêu?

Mòn mỏi chờ lương

Mới đây, trong khi chờ hướng dẫn của Sở Nội vụ TP HCM, UBND quận 1 đã phải tiến hành chi lương cho GV trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức ngành giáo dục năm học 2015-2016 theo hệ số lương bậc 1. Theo UBND quận 1, việc quy định chức danh nghề nghiệp như thông tư liên tịch nêu trên ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi GV.

Cô Phương Uyên, GV tiếng Anh một trường THCS tại quận 1, cho biết cô trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức ngành GD-ĐT ở quận 1 năm học 2015-2016. Đến nay, hơn một năm tính từ ngày nhận quyết định công tác tại trường, cô vẫn chưa nhận được lương. Mức lương hỗ trợ hằng tháng mà cô nhận được chỉ 1 triệu đồng.

Theo Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, Thông tư 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV năm 2015 giữa Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của GV mầm non, tiểu học, THCS: Đối với chức danh nghề nghiệp hạng II hoặc hạng III, ngoài yêu cầu về bằng cấp chuyên môn, ngoại ngữ, tin học còn có các yêu cầu khác như chứng chỉ bồi dưỡng GV hạng II hoặc hạng III, được công nhận là chiến sĩ thi đua hoặc GV giỏi…

Đối chiếu với quy định tại các thông tư liên tịch này, những GV trúng tuyển kỳ xét tuyển viên chức ngành GD-ĐT năm học 2015-2016 hầu hết đều không đáp ứng các tiêu chuẩn như chiến sĩ thi đua, chứng chỉ bồi dưỡng GV… nên chỉ được xếp vào chức danh nghề nghiệp GV hạng IV (khối mầm non và tiểu học), hạng III (khối THCS).

Trong khi đó, hiện nay, các quận, huyện tuyển dụng và xếp lương GV theo Quyết định 03/2016 của UBND TP HCM. Cụ thể, đối với trường hợp thực hiện chế độ tập sự thì xếp lương vào bậc 1 của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm; đối với trường hợp được miễn chế độ tập sự, sau khi trừ thời gian tập sự theo quy định, xếp lương vào bậc 1 của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm.

Tại quận 6, trong đợt khảo sát về lương GV của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP HCM vừa qua, theo báo cáo của Phòng GD-ĐT, năm học 2016-2017, quận xét tuyển được 76 GV và 15 nhân viên. Cũng vì vướng thông tư mà việc xếp lương cho GV gặp khó khăn.

Ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 6, cho biết Sở Nội vụ cần có hướng dẫn cụ thể để tránh thiệt thòi cho GV. Bởi lẽ, sinh viên học ĐH mất 4 năm, trúng tuyển GV tiểu học nhưng lại bị xếp vào ngạch tương đương hệ trung cấp, như vậy ngạch lương chỉ là 1,86.

Lương thấp hơn cả bảo vệ

Tại buổi làm việc của đoàn khảo sát tại quận 6, nhiều đại biểu dẫn chứng GV mới tuyển dụng bậc THCS chỉ có mức lương khoảng 3 triệu đồng, thấp hơn thu nhập của bảo vệ.

Bà Phạm Thị Phương Hồng, Hiệu trưởng Trường THCS Bình Tây (quận 6), cho biết mức lương nêu trên còn thấp hơn thu nhập của nhân viên văn phòng (chưa tính thu nhập tăng thêm) là khoảng hơn 4 triệu đồng/tháng. Giám thị cũng có thu nhập 5-6 triệu đồng/tháng do buổi trưa quản lý 1 ca được hơn 5 triệu đồng/tháng, 2 ca hơn 6 triệu đồng/tháng.

Theo một cán bộ Sở GD-ĐT TP HCM, sở đang phối hợp với Sở Nội vụ tìm cách tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm tránh thiệt thòi cho GV. Trong khi đó, cũng có một số quận, huyện mạnh dạn trả lương cho GV trong khi chờ hướng dẫn. Tại quận 6, bà Tống Thị Ngọc Nhanh, Phó Phòng Nội vụ quận, khẳng định GV mới tuyển dụng tại quận vẫn được trả lương.

UBND quận 1 cũng vừa thông báo trong khi chờ hướng dẫn của Sở Nội vụ, các trường học trên địa bàn thông tin tình hình bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức cho các GV đã trúng tuyển kỳ xét tuyển viên chức ngành GD-ĐT năm học 2015-2016 của quận. Đồng thời, thực hiện chi lương cho các GV này theo hệ số lương bậc 1 của bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, ban hành theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Hiệu trưởng thâm niên 10 năm, thu nhập chỉ 7-10 triệu đồng

Theo thống kê của Phòng GD-ĐT quận 6, mức thu nhập trong 1 tháng (bao gồm lương và phụ cấp cơ bản, phụ cấp trách nhiệm, chính sách hỗ trợ và các khoản khác nếu có) của GV có thời gian công tác từ 1 đến dưới 5 năm ở cấp THCS chỉ gần 2,6 triệu đồng, bậc tiểu học là 2,6 triệu đồng và mầm non hơn 2,2 triệu đồng. Hiệu trưởng có thâm niên trên 10 năm công tác thu nhập cũng chỉ 7-10 triệu đồng/tháng.

0