26/04/2018, 11:29

Giao thông vận tải...

Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc – Giao thông vận tải. Mạng lưới giao thông vận tải của nước ta phát triển khá toàn diện. Mạng lưới giao thông vận tải của nước ta phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình vận tải khác nhau. a) Đường bộ (đường ô tô) ...

Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc – Giao thông vận tải. Mạng lưới giao thông vận tải của nước ta phát triển khá toàn diện.

Mạng lưới giao thông vận tải của nước ta phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình vận tải khác nhau.

a) Đường bộ (đường ô tô)

Trong những năm gần đây, nhờ huy động các nguồn vốn và tập trung đầu tư nên mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại hóa.

Về cơ bản, mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng.

Các tuyến đường chính:

Hai trục đường bộ xuyên quốc gia là quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh (đang xây dựng). Quốc lộ 1 chạy suốt từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau) dài 2300km, là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta, nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên) và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Đường Hồ Chí Minh là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai, có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của dải đất phía tây đất nước.

Trong quá trình hội nhập quốc tế, hệ thống đường bộ Việt Nam cũng đang hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực với các tuyến thuộc mạng đường bộ xuyên Á trên lãnh thổ Việt Nam.

b) Đường sắt

Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3143km.

Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội-TP.Hồ Chí Minh) dài 1726km, chạy theo chiều dài đất nước, gần như song song với quốc lộ 1, tạo nên một trục giao thông quan trọng theo hướng bắc-nam.

Các tuyến đường khác là: Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Thái Nguyên, Hà Nội-Đồng Đăng, Lưu Xá-Uông Bí-Bãi Cháy.

Các tuyến đường thuộc mạng đường sắt xuyên Á trên lãnh thổ Việt Nam đang được xây dựng, nâng cấp để đạt tiêu chuẩn đường sắt ASEAN.

c) Đường sông

Nước ta có nhiều sông ngòi nhưng mới chỉ sử dụng khoảng 11 000 km vào mục đích giao thông.

Vận tải đường sông chủ yếu tập trung trong một số hệ thống sông chính:

-Hệ thống sông Hồng-Thái Bình.

– Hệ thống sông Mê Công-Đồng Nai.

– Một số sông lớn ở miền Trung.

d)Ngành vận tải đường biển

Đường bờ biển dài 3260 km, nhiều vùng, vịnh rộng, kín gió và nhiều đảo, quần đảo ven bờ, nằm trên đường hàng hải quốc tế…là những điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển giao thông đường biển.

Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu là theo hướng bắc-nam. Quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng-Thành phố Hồ Chí Minh, dìa 1500 km.

Các cảng biển và cụm cảng quan trọng là : Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng-Liên Chiều-Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn-Vũng Tàu-Thị Vải.

e) Đường hàng không

Hàng không là ngành non trẻ nhưng có bước tiến rất nhanh nhờ có chiến lược phát triển táo bạo, nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất.

Cả nước có 22 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế.

Các tuyến bay trong nước được khai thác trên cơ sở 3 đầu mối chủ yếu là: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Ngoài ra, chúng ta đã mở các đường bay đến nhiều nước trong khu vực và trên khu vực.

g) Đường ống

Vận chuyển bằng đường ống ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí. Ngoài tuyến đường ống vận chuyển sản phẩm xăng dầu B12 (Bãi Cháy-Hạ Long) tới các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, các đường ống dẫn dầu khí từ nơi khai thác dầu khí ngoài thêm lục địa vào đất liền đã được xây dựng và đi vào hoạt động.

0