04/06/2018, 06:47

Giảm đau nhức xương khớp ở người cao tuổi

Những cơn đau nhức xương khớp ở người cao tuổi thường kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giấc ngủ của họ. Những cơn đau này xuất hiện thường hơn mỗi khi thời tiết giao mùa, nhất là mùa khô sang mùa mưa. Theo TS-BS Bùi Hồng Thiên Khanh – Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện ĐH Y Dược ...

Những cơn đau nhức xương khớp ở người cao tuổi thường kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giấc ngủ của họ. Những cơn đau này xuất hiện thường hơn mỗi khi thời tiết giao mùa, nhất là mùa khô sang mùa mưa.

Theo TS-BS Bùi Hồng Thiên Khanh – Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM, mưa, gió lạnh, chuyển mùa… khiến các mạch máu ngoại vi co lại và làm giảm khả năng cung cấp máu cho các cơ quan ngoại biên trong đó có da, cơ, khớp gây ra các triệu chứng như đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng.

Để phòng và giảm nhanh cơn đau nhức xương khớp, bạn có thể áp dụng 2 phương pháp làm giảm cơn đau dưới đây:

Cách trị đau nhức xương khớp bằng lá lốt

Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Còn trong y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng…

  • Chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh:

Lấy 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

  • Chữa phong thấp, đau nhức xương:

Bài thuốc 1: Lá lốt 12g, dây chìa vôi 12g, rễ cỏ xước 12g, hoàng lực 12g, rễ quýt rừng 12g, đơn gối hạc 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 2: Lá lốt 16g, tầm gửi cây dâu 12g, tục đoạn 12g. Sắc uống 2 lần trong ngày.

Bài thuốc 3: lá lốt 20g, cỏ xước 20g, cẩu tích 20g, hy thiêm 20g, rễ si 16g, rễ quýt rừng 16g, cà gai leo 12g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

  • Trị đau lưng, sưng khớp gối, bàn chân tê buốt

Rễ lá lốt 15g, rễ bưởi bung 15g, rễ cây vòi voi 15g, rễ cỏ xước 15g. Sao vàng sắc uống 3 lần trong ngày. Ngoài ra lá lốt tươi, ngải cứu tươi, liều lượng bằng nhau. Giã nát, thêm ít dấm, đảo trên chảo nóng. Đắp hoặc chườm.

Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng

Mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15-30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau nhức xương khớp, phòng bệnh đau khớp cổ chân. Ngâm chân bằng nước ấm hằng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.

Trên đây là 2 phương pháp giúp chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả mà bạn nên áp dụng. Dù áp dụng phương pháp nào đi nữa thì bạn cũng đừng quên luyện tập thể dụng thể thao mỗi ngày để bệnh có tiển triển tốt hơn bạn nhé. Luyện tập được xem như liều thuốc quý, rất có ích đối với sức khỏe và đặc biệt cực kỳ công hiệu trong việc giảm đau nhức. Ngoài ra, cần thiết kế chế độ ăn uống hợp lý với nhóm thực phẩm giàu vitamin C và E, can xi, uống nhiều nước để duy trì độ trơn tru giữa các khớp, 2 ly sữa mỗi ngày và mỗi tuần ăn hai bữa tôm cua để phòng tránh loãng xương, một nguyên nhân thường đi kèm thoái hóa khớp gây đau nhức.

Xem thêm:

Cách chữa bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi trong thời gian giao mùa

Tổng hợp

0