Giải thích ý nghĩa câu “Thất bại là mẹ thành công”.
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn giải thích ý nghĩa câu nói Thất bại là mẹ thành công. Trong cuộc sống, con người luôn nỗ lực phấn đấu cố gắng để hoàn thành tốt nhất những mục tiêu mà mình đặt ra, có thể là trong công việc, trong học tập hay trong lao động. Tuy nhiên, không phải lúc nào ta muốn hay ...
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn giải thích ý nghĩa câu nói Thất bại là mẹ thành công. Trong cuộc sống, con người luôn nỗ lực phấn đấu cố gắng để hoàn thành tốt nhất những mục tiêu mà mình đặt ra, có thể là trong công việc, trong học tập hay trong lao động. Tuy nhiên, không phải lúc nào ta muốn hay mọi sự phấn đấu của ta đều đạt được thành công, trên hành trình tìm kiếm thành công ấy ta sẽ không ít lần gặp những thất bại, những khó khăn khiến ta không hoàn thành được đích ...
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn giải thích ý nghĩa câu nói Thất bại là mẹ thành công.
Trong cuộc sống, con người luôn nỗ lực phấn đấu cố gắng để hoàn thành tốt nhất những mục tiêu mà mình đặt ra, có thể là trong công việc, trong học tập hay trong lao động. Tuy nhiên, không phải lúc nào ta muốn hay mọi sự phấn đấu của ta đều đạt được thành công, trên hành trình tìm kiếm thành công ấy ta sẽ không ít lần gặp những thất bại, những khó khăn khiến ta không hoàn thành được đích đến cuối cùng. Nhưng những thất bại ấy sẽ không hoàn toàn vô nghĩa, bởi nó sẽ mang lại cho ta một sự trải nghiệm thú vị, một kinh nghiệm sống vững chắc, để qua đó ta có thể hoàn thành tốt những mục tiêu khác. Nói về vấn đề này, ông cha ta đã đúc kết thành một câu tục ngữ “Thất bại là mẹ của thành công”.
Câu tục ngữ “Thất bại là mẹ của thành công” là một câu tục ngữ cô đọng, sâu sắc, thể hiện được nhiều ý nghĩa về cách thức đạt đến thành công, đồng thời nó cũng là lời khuyên chân thành, đúc kết từ chính những trải nghiệm thực tiễn của ông cha ta ngày trước, dành cho các thế hệ con cháu đời sau. “Thất bại” là trạng thái không thành công, không đạt được những kết quả như ta mong muốn khi ta đã đặt ra mục tiêu, nuôi dưỡng những hi vọng, đặt vào những niềm tin và đã cố gắng hết sức để đạt được nó. Thất bại không chỉ tạo ra tình trạng không viên mãn trong công việc, học hành hay lao động mà nó còn tạo ra cho con người tâm lí chán chường, mệt mỏi, thất vọng về bản thân, mất niềm tin.
Đó là những trạng thái tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của con người. Thậm chí, nếu con người đặt hi vọng quá lớn, dồn mọi sức lực để hoàn thành nhưng cuối cùng vẫn thất bại, có nhiều trường hợp còn tạo ra sự ám ảnh, rụt rè, sợ hãi trước những thất bại, làm cho con người trở nên nhụt chí, mất niềm tin vào bản thân. Tuy thất bại là điều không ai mong muốn nhưng nó vẫn diễn ra, mỗi người đều từng đương đầu với những thất bại, chỉ khác ở mức độ, tính chất của thất bại, cũng như sự đối mặt với thất bại ấy ra sao. Có người mạnh mẽ, cứng cỏi, có ý chí thì lấy thất bại làm động lực để vươn đến thành công cao hơn. Nhưng cũng có người nản chí, chán chường, thậm chí nghĩ đến những giải pháp tiêu cực để thoát khỏi thực tại.
Câu tục ngữ “Thất bại là mẹ của thành công” như một lời động viên,một lời cổ vũ chân thành đối với những con người đã đang và có thể sẽ thất bại .Khuyên nhủ họ cách đối mặt, ứng xử cũng như gây dựng niềm tin nơi họ để họ mạnh mẽ đứng lên. Ở đây các tác giả dân gian đã tạo cho thất bại và thành công một mối quan hệ độc đáo, thể hiện quan hệ biện chứng giữa chúng, thất bại là mẹ của thành công. Về nghĩa đen “mẹ” chính là người sinh thành, người mang lại cho ta sự sống, nuôi dưỡng ta trưởng thành. Và với mỗi đứa con ngoài tình yêu thương thì còn có sự kính trọng sâu sắc dành cho người mẹ của mình.
Hiểu như vậy ta có thể hiểu được ý nghĩa mà các tác giả dân gian muốn gửi gắm qua câu tục ngữ này. Trên hành trình tìm kiếm thành công, thất bại là điều không thể tránh khỏi, kể cả có là người tài giỏi, sáng suốt đến đâu thì cũng từng một vài lần mắc sai lầm mà dẫn đến thất bại. Vì qua mỗi lần thất bại, ta sẽ nhìn nhận lại được toàn bộ quá trình thực hiện, ý thức được mình đã sai sót, sai lầm ở công đoạn nào, và nó ảnh hưởng như thế nào với công việc. Qua đó ta sẽ rút ra được những bài học, kinh nghiệm vô cùng quý giá, để thực hiện những công việc sau ta sẽ tránh được những hạn chế ấy mà phát huy được tốt hơn khả năng của mình. Như vậy cũng có nghĩa thành công sẽ đến gần hơn.
Như vậy chẳng phải thất bại chính là cơ sở để gây dựng lên thành công hay sao. Các tác giả dân gian đã sử dụng mối quan hệ thật đặc biệt, nó không những tìm ra cách ứng xử đúng đắn của con người trước những thất bại, mà còn chỉ ra đích xác quan hệ mật thiết giữa chúng. Đó không phải là mối quan hệ đối nghịch mà ngược lại chúng có quan hệ biện chứng với nhau, cái này hỗ trợ, bổ sung cho cái kia. Nhưng không phải ai cũng nhận thức được điều này và có thể vận dụng vào thực tiễn. Bởi đối với những người biết nhìn nhận thấu đáo, họ sẽ nghiêm khắc kiểm điểm bản thân để tìm ra những hạn chế, qua đó sửa chữa và rút ra bài học cho những lần sau, như vậy những lần sau đó họ sẽ dễ dàng thành công hơn.
Nhưng đối với một số người quá tuyệt đối hóa bản thân, cho rằng nguyên nhân thất bại là do khách quan, và do người khác tác động. Với những con người quá cố chấp, không chịu nhìn nhận vào sự thất bại thì họ chỉ đi từ thất bại này đến thất bại khác, thậm chí thất bại từ cùng một hạn chế. Và cũng từ đó mà nảy sinh tâm lí chán chường, thất vọng. Trong xã hội hiện đại ngày nay, con người không ngừng nỗ lực vươn lên để khẳng định mình, tuy nhiên có người thành công, có người thất bại, có người giàu, kẻ nghèo. Sự khác biệt ấy một phần do hoàn cảnh, yếu tố bên ngoài tác động, tuy nhiên phần lớn lại nằm ở chính bản thân của chủ thể ấy, ở cách thức họ hành động để khẳng định mình.
Câu tục ngữ “Thất bại là mẹ của thành công” là một câu tục ngữ đúng đắn, không những lí giải được mối quan hệ ngỡ như hoàn toàn đối nghịch giữa thất bại và thành công, từ đó khuyên con người ta biết nhìn nhận, hành động đúng đắn: thất bại tuy đáng buồn nhưng qua đó ta học được cách chấp nhận, biết được những thế mạnh cũng như hạn chế của bản thân để từ đó phát huy năng lực khắc phục những hạn chế của bản thân, thất bại nuôi dưỡng ý chí, khát vọng để con người thành công.