04/06/2017, 23:19
Giải thích và bình luận câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.
Nhân ái là đạo lí cao đẹp của đất nước và con người Việt Nam xưa và nay. Thương mình và thương người, tình cảm cao quý ấy được kết tinh và hội tụ trong một câu tục ngữ 6 chữ rất cô đúc mà lấp lánh gợi cảm. “Thương người như thể thương thân” Nhân dân ta đã tạo nên một so sánh ...
Nhân ái là đạo lí cao đẹp của đất nước và con người Việt Nam xưa và nay. Thương mình và thương người, tình cảm cao quý ấy được kết tinh và hội tụ trong một câu tục ngữ 6 chữ rất cô đúc mà lấp lánh gợi cảm.
“Thương người như thể thương thân”
Nhân dân ta đã tạo nên một so sánh cụ thể, giản dị mà thấm thía biết bao! Trong đó, có gì quý hơn, thân thiết hơn “thân” mình? Chữ "thân” trong câu tục ngữ là chỉ số phận cuộc đời mình, niềm vui nỗi buồn, những ước mơ về hạnh phúc của mình. Những con người xa lạ, những kẻ bất hạnh trong cõi đời chẳng có mối quan hệ gì với ta, thế mà ta đã thương, đã quý mến, đồng cảm họ một cách vô cùng sâu sắc với tất cả tình người. Sự “thương” người ấy "như thể thương thân" ta vậy! Không vụ lợi! Không ban ơn! Tất cả chỉ vì tình thương người, tình yêu thương đồng loại.
Đường đời nhiều chông gai hiểm trở. Xã hội biến động không ngừng. Cũng có thuở thái bình thịnh trị. Vì thương người ta vui với niềm vui của mọi người, mọi nhà. Cũng có thời kì loạn lạc, mất mùa, dịch bệnh, giặc giã tung hoành khắp nơi. Người người đau khổ vật lộn trong thiên tai, dịch họa, trong máu và nước mắt. Trong hoàn cảnh ấy, thương thân mình đã khó, thế mà ta còn biết “thương người” quý mến, trân trọng những kẻ bất hạnh gần xa.
Tình cảm ấy thật đáng quý vô ngần. Tình thương người gắn liền với đức hi sinh là thế!
Tình thương người của nhân dân ta mênh mông và bao la, vói những biểu hiện vô cùng phong phú. Đồng cảm, thương xót cho cảnh ngộ đau khổ của đồng loại.
Đau nỗi đau, lo nỗi lo của đồng loại. Đó là "thương người như thể thương thân”. Bênh vực, chở che, săn sóc cứu giúp vật chất, san sẻ tình thương cho những con người hoạn nạn, cho những con người "nhỏ bé" đang sống “dưới đáy” xã hội. Đó cũng là “thương người như thể thương thân”. “Lá lành đùm lá rách”', "Một miếng khi đói bằng một gói khi no"
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”; “Máu chảy ruột mềm”, v..v... Đó là những biểu hiện, những hành động cao quý “thương người như thể thương thân".
“Hũ gạo cứu đói” năm Ất Dậu 1945, phong trào rộng lớn của toàn dân giúp dỡ đồng bào bị bão lụt, giúp nạn nhân chiến tranh, giúp học sinh nghèo,... trong những năm gần đây đã nói lên sức mạnh của tình nhân ái, đạo lí tốt đẹp “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta.
“Thương người...” không chỉ đồng cảm san sẻ, cứu giúp, mà còn phải biết trân trọng những phẩm giá tốt đẹp của đồng loại, thấu hiểu và nâng niu những ước mơ, nguyện vọng về dân chủ tự do, về ấm no, hạnh phúc của nhân dân, nhất là của những con người lầm than, đói khổ.
“Thương người như thể thương thân” chính là lòng "chí nhân" đã làm nên sức mạnh Việt Nam như Nguyễn Trãi đã nói: “Lấy chí nhân để thay cường bạo” (“Bình Ngô đại cáo”). Tình cảm cao quý ấy đã làm cho lòng người trong sáng hơn, nhân hậu hơn. Biết lấy tình người trong ứng xử là đạo lí cao quý. Nhờ thế mà bóng tối bị xua tan. Cái ác bị đẩy lùi. Tình người và tình đời tỏa sáng. Xã hội ngày một văn minh hơn, tốt đẹp hơn.
Bọn bất lương, lũ “chuột lớn bất nhân” (thơ “Ghét chuột” của Nguyễn Bỉnh Khiêm) thì làm sao chúng nó hiểu được câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân". Những kẻ giàu nứt đố đổ vách, xài bằng ngoại tệ,... nhưng chẳng bao giờ dám bỏ ra một xu để giúp người cơ nhỡ, bố thí cho kẻ hành khất ngược xuôi thì câu tục ngữ “Thương người...” ấy rất xa lạ với họ!
Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Khổng,... đều có nói đến lòng nhân ái. Từ giáo lí ấy mà chúng ta càng thêm tự hào về đạo lí “Thương người như thể thương thân” của nhân dân ta. Cộng đồng người Việt, “bốn nghìn lớp người” đã lấy tình thương để xây dựng và phát triển nghĩa đồng bào, tình dân tộc. Chẳng thế mà nó đã trở thành điệu ru, câu hát dân gian, thấm sâu vào hồn người như hương lúa đồng quê bao đời nay:
- “Thấy người hoạn nạn thì thương,
Thấy người đói rét ta nhường áo cơm”.
- “Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Sống không có tình thương sẽ bị khô héo lương tri, cằn cỗi tâm hồn. Bởi vậy, có người đã nói: “Biết san sẻ là hạnh phúc; được san sẻ cũng là hạnh phúc”. Có khi tình thương đã gắn liền với tình cảm cách mạng và kháng chiến:
“Thương nhau chia củ sắn lùi,
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”.
Xưa nay, ai cũng muốn được sống trong tình thương. Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” là bài học luân lí vô giá đối với mọi người. Nó thanh lọc hồn người và hướng thiện.
Thế kỉ 21 là thế kỉ của tri thức. Và còn phải là thế kỉ của tình thương. Tình thương là cái gốc của đạo lí làm người, là vẻ đẹp nhân văn của nền văn hóa dân tộc. Một xã hội văn minh phải là xã hội của tình thương.
Tình thương mãi mãi là bài ca cuộc đời, bài ca của yên vui hạnh phúc. Phong trào “xóa đói giảm nghèo”, "góp tiền vào quỹ ủng hộ người nghèo" hiện nay chính là bài ca “Thương người như thể thương thân” của đất nước và con người Việt Nam chúng ta.
Nhân dân ta đã tạo nên một so sánh cụ thể, giản dị mà thấm thía biết bao! Trong đó, có gì quý hơn, thân thiết hơn “thân” mình? Chữ "thân” trong câu tục ngữ là chỉ số phận cuộc đời mình, niềm vui nỗi buồn, những ước mơ về hạnh phúc của mình. Những con người xa lạ, những kẻ bất hạnh trong cõi đời chẳng có mối quan hệ gì với ta, thế mà ta đã thương, đã quý mến, đồng cảm họ một cách vô cùng sâu sắc với tất cả tình người. Sự “thương” người ấy "như thể thương thân" ta vậy! Không vụ lợi! Không ban ơn! Tất cả chỉ vì tình thương người, tình yêu thương đồng loại.
Đường đời nhiều chông gai hiểm trở. Xã hội biến động không ngừng. Cũng có thuở thái bình thịnh trị. Vì thương người ta vui với niềm vui của mọi người, mọi nhà. Cũng có thời kì loạn lạc, mất mùa, dịch bệnh, giặc giã tung hoành khắp nơi. Người người đau khổ vật lộn trong thiên tai, dịch họa, trong máu và nước mắt. Trong hoàn cảnh ấy, thương thân mình đã khó, thế mà ta còn biết “thương người” quý mến, trân trọng những kẻ bất hạnh gần xa.
Tình cảm ấy thật đáng quý vô ngần. Tình thương người gắn liền với đức hi sinh là thế!
Tình thương người của nhân dân ta mênh mông và bao la, vói những biểu hiện vô cùng phong phú. Đồng cảm, thương xót cho cảnh ngộ đau khổ của đồng loại.
Đau nỗi đau, lo nỗi lo của đồng loại. Đó là "thương người như thể thương thân”. Bênh vực, chở che, săn sóc cứu giúp vật chất, san sẻ tình thương cho những con người hoạn nạn, cho những con người "nhỏ bé" đang sống “dưới đáy” xã hội. Đó cũng là “thương người như thể thương thân”. “Lá lành đùm lá rách”', "Một miếng khi đói bằng một gói khi no"
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”; “Máu chảy ruột mềm”, v..v... Đó là những biểu hiện, những hành động cao quý “thương người như thể thương thân".
“Hũ gạo cứu đói” năm Ất Dậu 1945, phong trào rộng lớn của toàn dân giúp dỡ đồng bào bị bão lụt, giúp nạn nhân chiến tranh, giúp học sinh nghèo,... trong những năm gần đây đã nói lên sức mạnh của tình nhân ái, đạo lí tốt đẹp “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta.
“Thương người...” không chỉ đồng cảm san sẻ, cứu giúp, mà còn phải biết trân trọng những phẩm giá tốt đẹp của đồng loại, thấu hiểu và nâng niu những ước mơ, nguyện vọng về dân chủ tự do, về ấm no, hạnh phúc của nhân dân, nhất là của những con người lầm than, đói khổ.
“Thương người như thể thương thân” chính là lòng "chí nhân" đã làm nên sức mạnh Việt Nam như Nguyễn Trãi đã nói: “Lấy chí nhân để thay cường bạo” (“Bình Ngô đại cáo”). Tình cảm cao quý ấy đã làm cho lòng người trong sáng hơn, nhân hậu hơn. Biết lấy tình người trong ứng xử là đạo lí cao quý. Nhờ thế mà bóng tối bị xua tan. Cái ác bị đẩy lùi. Tình người và tình đời tỏa sáng. Xã hội ngày một văn minh hơn, tốt đẹp hơn.
Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Khổng,... đều có nói đến lòng nhân ái. Từ giáo lí ấy mà chúng ta càng thêm tự hào về đạo lí “Thương người như thể thương thân” của nhân dân ta. Cộng đồng người Việt, “bốn nghìn lớp người” đã lấy tình thương để xây dựng và phát triển nghĩa đồng bào, tình dân tộc. Chẳng thế mà nó đã trở thành điệu ru, câu hát dân gian, thấm sâu vào hồn người như hương lúa đồng quê bao đời nay:
- “Thấy người hoạn nạn thì thương,
Thấy người đói rét ta nhường áo cơm”.
- “Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Sống không có tình thương sẽ bị khô héo lương tri, cằn cỗi tâm hồn. Bởi vậy, có người đã nói: “Biết san sẻ là hạnh phúc; được san sẻ cũng là hạnh phúc”. Có khi tình thương đã gắn liền với tình cảm cách mạng và kháng chiến:
“Thương nhau chia củ sắn lùi,
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”.
Xưa nay, ai cũng muốn được sống trong tình thương. Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” là bài học luân lí vô giá đối với mọi người. Nó thanh lọc hồn người và hướng thiện.
Thế kỉ 21 là thế kỉ của tri thức. Và còn phải là thế kỉ của tình thương. Tình thương là cái gốc của đạo lí làm người, là vẻ đẹp nhân văn của nền văn hóa dân tộc. Một xã hội văn minh phải là xã hội của tình thương.
Tình thương mãi mãi là bài ca cuộc đời, bài ca của yên vui hạnh phúc. Phong trào “xóa đói giảm nghèo”, "góp tiền vào quỹ ủng hộ người nghèo" hiện nay chính là bài ca “Thương người như thể thương thân” của đất nước và con người Việt Nam chúng ta.