02/06/2017, 23:36
Giải thích câu tục ngữ: "Không thầy đố mầy làm nên" (Bài 2)
Dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học. Vai trò của người thầy luôn được đề cao. Tục ngữ có câu “Không thầy đố thầy làm nên” nói lên vai trò quan trọng dạy dỗ của người thầy. Thầy là người truyền đạt kiến thức cho ta. Người thầy có tầm quan trọng rất lớn, là yếu tố tác động trực tiếp đến quá ...
Dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học. Vai trò của người thầy luôn được đề cao. Tục ngữ có câu “Không thầy đố thầy làm nên” nói lên vai trò quan trọng dạy dỗ của người thầy.
Thầy là người truyền đạt kiến thức cho ta. Người thầy có tầm quan trọng rất lớn, là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình học tập và rèn luyện của người học sinh.
Nhân dân ta đề cao vai trò cảu người thầy cũng là đề cao việc học tập. Bất cứ điều gì cũng phải học để có kiến thức, có kinh nghiệm. Học trong nhà trường và thực tiễn cuộc sống.
Câu tục ‘không thầy đố mày làm nên” là hoàn toàn đúng.
Trong xã hội phong kiến, vai trò của người thầy được đặt ở vị trí cao. Theo thứ bậc trong xã hội phong kiến “quân, sư, phụ” mà người quân tử luôn phải ghi nhớ. Vị trí của người thầy còn cao hơn cả người cha.
Thầy là người truyền đạt kiến thức Nho giáo, lễ giáo phong kiến. Người học trò ngoài học lễ nghĩa ra còn mong muốn đạt công danh “vượt vũ môn” . Do đó, người học phụ thuộc hoàn toàn vào người thầy.
Từ xưa nhân dân ta có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Người thầy là tấm gương đạo đức trong sáng cho ta noi theo. Nhiều người thầy là tấm gương đạo đức như Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu,... Sở dĩ có truyền thống quý báu đó cũng là vì nhận thức sâu sắc tầm quan trọng, vai trò của người thầy.
Bất kì kiến thức nào, kinh nghiệm nào cũng là kết quả của trí tuệ đúc rút qua nhiều năm, nhiều thế hệ. Vì vậy, việc học tập là quan trọng và cần thiết. Không có thầy dạy thì không nắm được tri thức của nhân loại.
Trong tuổi ấu thơ của chúng ta, thầy là người cầm tay nắn nót từng nét chữ đầu đời.
Thầy Chu Văn an dạy nhiều học trò thành tài, đỗ đạt thành quan giúp nước. Khi thầy được mời vào triều, hai người học trò lễ phép đứng hầu, các quan khác chức danh thấp hơn thấy vậy không dám ngồi. Từ đó cho chúng ta thấy, thầy giúp cho người học trò thành tài và lễ phép. Người học trò tôn trọng, ghi nhớ công ơn dạy bảo.
Kiến thức ngày nay vô cùng vô tận. Thầy là người đi trước, đúc kết kinh nghiệm có được mà truyền dạy cho chúng ta. Nếu ta không được thầy dạy thì gặp khó khăn vất vả và có khi thất bại.
“Thầy” không nên chỉ hiểu theo nghĩa hẹp, bó gọn trong phạm vi nhà trường, Trong cuộc sống, những người tài giỏ giàu kinh nghiệm chỉ bảo, dẫn dắt chúng ta đến là người “thầy”. Vì thế nhân dân ta có câu “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”.
Học thầy không có nghĩa là “thầy bảo sao làm vậy”, mà phải biết kết hợp với sự nỗ lực cảu bản thân mới đạt được kết quả tốt đẹp. Ngoài việc học trong nhà trường, chúng ta cần tìm hiểu thêm những thông tin có liên quan đến sự giảng dạy cảu thầy. Cah843ng hạn như, tìm hiểu thông tin trên sách báo, mạng Internet…
Bên cạnh việc học thầy phải học bạn “học thầy không tày học bạn” và học cả những người xung quanh, học tập một cách toàn diện. Ngoài tác động của người thầy, còn có những yếu tố gia đình, bạn bè, xã hội cũng không kém phần quan trọng, vì thế không nên tuyệt đối hóa vai trò cảu người thầy.
Câu tục ngữ “không thầy đố mày làm nên” không ai cũng có thể hiểu hết. Nhất là thế hệ trẻ ngày nay, có một bộ phận không lo học tập chỉ biết ăn chơi đua đòi. Họ xem sự giảng dạy của thầy cô là trách nhiệm và thơ trước sự dạy bảo đó.
Thầy cô và học sinh có khoảng cách. Học sinh rụt rè khi bày tỏ quan điểm trước thầy cô. Học sinh cần có sự tranh luận trong quá trình học tập với thầy cô để có sự tác động hai chiều, không phải là một chiều thụ động. Thầy cô sẽ tận tình giải thích từ đó người học sẽ nhanh chóng tiếp thu kiến thức.
Học trò còn thiếu sự tôn trọng trong cách xưng hô với thầy cô. Họ đặc biệt dành cho người dạy dỗ mình. Trong đó có biệt danh tốt, thầy cô chấp nhận vì cảm thấy có sự gần gũi. Hai người xem nhau như bạn và thoải mái bày tỏ với nhau. Nhưng cũng có những biệt danh xấu dùng để trêu chọc về thầy cô khi trò chuyện, điều đó là một việc làm xấu cần loại bỏ.
Chỉ có một lời chê trách khi lười học bị điểm kém mà có hiện tượng trò đánh thầy hay tạt axit người dạy bảo mình mà phương tiện báo chí nêu gần đây. Những hành động đó thật đáng phê phán, chúng ta cần hiểu lời chê trách đó chỉ muốn động viên trong học tập vì thầy cô có quan tâm đến ta.
Câu tục ngữ sẽ mãi mãi có giá trị không phải hiện nay mà cả thế hệ mai sau. Đây là truyền thống tố đẹp của dân tộc ta.