Giải thích câu tục ngữ: Cây ngay không sợ chết đứng
Đề bài: Anh chị hãy giải thích câu tục ngữ: Cây ngay không sợ chết đứng Bài làm Đức tính chính là một trong những phẩm giá mà qua đó chúng ta có thể biết được người đó là xấu hay tốt, đẹp hay tồi tệ. Bởi những người tốt thì làm điều gì thì cũng nghĩ tới lợi ích của ...
Đề bài: Anh chị hãy giải thích câu tục ngữ: Cây ngay không sợ chết đứng
Bài làm
Đức tính chính là một trong những phẩm giá mà qua đó chúng ta có thể biết được người đó là xấu hay tốt, đẹp hay tồi tệ. Bởi những người tốt thì làm điều gì thì cũng nghĩ tới lợi ích của người khác rồi mới nghĩ tới lợi ích cá nhân mình. Thông thường những người như thế họ không sợ bất cứ thứ gì hết, bởi họ sống ngay thẳng, trung thực không luôn lẹo hay làm hại tới bất cứ ai. Chính vì thế mà ông cha ta có câu tục ngữ rất hay và ý nghĩa về những người như trên: “Cây ngay không sợ chết đứng”.
Cây ngay tức là cây thẳng. Mà cây thẳng thì có nhiều công dụng hơn cây cong. Với tình trạng khan hiếm gỗ như ngày nay thì cây ngay chỉ sợ chết nằm thôi chứ tuyệt đối chẳng có cây nào chết rồi mới bị đốn hạ cả.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa của câu thông qua việc phân tích nghĩa đen cũng như nghĩa bóng của câu tục ngữ đó: “Cây ngay”: ý chỉ những con người luôn làm ăn lương thiện, làm việc đúng đắn vì lợi ích chung của xã hội, không dối trá lừa đảo. “Chết đứng”: Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu ta không làm sai việc gì đó thì ta không phải sợ sệt, lo lắng vì điều gì cả. Ý nghĩa cả câu là: chỉ những người luôn nói đúng sự thật, công bằng, không dối trá, không làm sai điều gì cả vì thế họ không sợ bất cứ thứ gì.
Điển tích ngày xưa: Có một người tú tài đi ngang qua núi thấy một bác tiều phu đang đốn củi mà lại chọn cây thẳng nên anh ta liền bèn hỏi. Thì người tiều phu đó cũng trả lời ngay với anh ta rằng: Đốn cây thẳng thì mới có giá trị. Có thể làm cột nhà, hay các thứ quan trọng khác. Còn cây cong thì chỉ dùng để làm củi mà thôi. Sau đó, anh ta đỗ tú tài và làm quan thì gặp ngay một vụ án nọ, dù bị thẩm tra nhiều lần những người tù tội quyết không nhận tội, bất đắc lúc đó, quan nhớ lại câu chuyện mà mình đã từng gặp năm xưa nên liền nói: Đúng là cây ngay không sợ chết đứng. Ý là trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ được lập trường của mình, không bị ngoại cảnh thay đổi. Ta làm đúng thì dù thế giới nói ta sai thì ta cũng giư mình chứ không để cho xã hội thay đổi.
Ý chỉ người ngay thẳng thì không có gì phải sợ, mọi sự hiểu lầm oan sai rồi sẽ có lúc được minh oan. Ngoài ra, ta còn có câu "cây ngay thì sẽ có bóng tròn" đâu đã hẳn vậy vì muốn có bóng tròn còn phải phụ thuộc vào tán lá,cành lá nữa chứ.
Cây ngay không sợ chết đứng. Nếu mình là kẻ gian, kẻ xấu thì mình mới sợ. Ngược lại, nếu mình ngay thẳng thật thà thì cho dù ai kia có bêu rếu thì chính người nói đó tự hạ thấp tư cách và nhân phẩm của mình thôi. Nếu mình không làm điều gì xấu thì mình cũng chẳng sợ điều gì cả. ai muốn nghĩ sao cũng được lương tâm mình tự biết mình đúng hay sai…sẽ không có gì có thể chi phối lương tâm mình.
Cây bị chết đứng là cây bị thối ruột từ bên trong. Người ngay không làm gì xấu xa sai trái ở trong lòng nên không sợ bị " chết " đứng là vì thế. Không làm gì trái luật, trái lương tâm thì không sợ gì cả…. Nó có nghĩa nhiều hơn câu "cây ngay sẽ có bóng tròn" vì nhiều khi người ngay thẳng chưa chắc đã có mọi việc đều suông sẽ. Câu này thật ra cũng tùy trường hợp. Còn tùy nơi áp dụng…có nhiều nơi thì " Cây ngay sẽ bị bứng gốc' đấy.
Qua câu tục ngữ “cây ngay không sợ chết đứng” ông bà khuyên chúng ta hãy sống thật trung thực, đừng nên dối trá. Bởi đó là những điều xấu xa làm ảnh hưởng tới bạn, gia đình và nhất là tương lai của bạn sau này. Không ai đánh thuế bạn về điều đó hết, nhưng sống làm sao cho người ta tin tưởng thì mới nên sống. Chứ sống dối trá, lừa lọc bị mọi người xã lánh, không tôn trọng thì sống nhữ thế chẳng có ý nghĩa. Vì thế, hãy tự rèn luyện bản thân của mình ngay từ bây giờ.