04/06/2017, 23:09
Giải thích câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Nhớ ơn tổ tiên đã trở thành tình cảm thiêng liêng ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Kho tàng văn học dân gian cũng vì thế mà có nhiều câu tục ngữ nhắc đến truyền thống vô cùng tốt đẹp này. Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cũng nằm trong số đó. “Ăn quả nhớ kẻ trồng ...
Nhớ ơn tổ tiên đã trở thành tình cảm thiêng liêng ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Kho tàng văn học dân gian cũng vì thế mà có nhiều câu tục ngữ nhắc đến truyền thống vô cùng tốt đẹp này. Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cũng nằm trong số đó.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” trước hết nhắc nhở chúng ta mỗi khi nâng niu trên tay những hoa thơm trái ngọt cần nhớ đến người trồng cây cho quả. Nhớ đến người trồng cây là nhớ đến người gieo hạt, chăm chút vun xới và hái trảy hoa trái cho mình. Nhưng bên cạnh đó, câu tục ngữ cũng mượn chuyện trồng cây ăn trái để nhắc nhở chúng ta phải nhớ ơn công lao của những người đi trước mỗi khi được hưởng thụ những điều tốt đẹp. “Ăn quả” cũng có nghĩa là được hưởng những thành quả. Và người trồng cây chính là những người đã tạo ra những thành quả ấy.
Vậy tại sao ta phải “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”? Vì để có được hoa thơm trái ngọt, người trồng cây đã trải qua bao vất vả, mệt nhọc. Này công gieo trồng. Này công vun xới. Này công chăm bẵm tránh mưa, tránh gió. Này công hái trảy, giữ gìn. Đã có bao giọt mồ hôi rơi xuống, đã có bao lo lắng, đợi chờ,... Và vì vậy, chúng ta cần nhớ đến người trồng cây với tất cả sự biết ơn. Tương tự như vậy, khi hưởng những thành tựu do người khác mang lại ta cần nhớ đến họ bởi họ đã mất bao công sức vất vả để làm ra những thành tựu đó. Cha mẹ đã một nắng hai sương vất vả biết bao để làm ra hoặc mua về hạt gạo, mớ rau, con cá. Người công nhân đã cần cù, chăm chỉ biết mấy để làm ra những mảnh vải, những bộ áo quần. Cô lao công cũng đã cực nhọc, lao lực để có được con đường sạch đẹp, thoáng đãng,...
Chúng ta cần thể hiện đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” như thế nào? Trước hết, ta cần có lòng biết ơn thực sự đến nhưng người đã làm ra những thành quả tốt đẹp cho ta được hưởng. Hơn thế, cần biết trân trọng nhưng thành quả quý giá ấy. Khi xới cơm cần xới vừa đủ, không bỏ cơm canh lãng phí. Khi dùng điện, nước,... cần biết tiết kiệm không được lãng phí. Và đặc biệt, là cần thể hiện lòng biết ơn bằng những hành động cụ thể. Biết ngoan ngoãn, lễ phép nghe lời và biết giúp đỡ cha mẹ trong khả năng của mình là cách tốt nhất thể hiện lòng biết ơn của phận làm con. Với những người lao động trong xã hội chúng ta cần biết trân trọng và lễ phép,...
Cùng với câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, dân tộc ta còn rất nhiều những câu tục ngữ có nội dung tương tự: “Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”, “Uống nước nhớ nguồn”,... Tất cả phản ánh một truyền thống vô cùng tốt đẹp của cha anh. Thế hệ chúng ta ngày nay cần biết tiếp tục phát huy những truyền thống ấy.
Vậy tại sao ta phải “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”? Vì để có được hoa thơm trái ngọt, người trồng cây đã trải qua bao vất vả, mệt nhọc. Này công gieo trồng. Này công vun xới. Này công chăm bẵm tránh mưa, tránh gió. Này công hái trảy, giữ gìn. Đã có bao giọt mồ hôi rơi xuống, đã có bao lo lắng, đợi chờ,... Và vì vậy, chúng ta cần nhớ đến người trồng cây với tất cả sự biết ơn. Tương tự như vậy, khi hưởng những thành tựu do người khác mang lại ta cần nhớ đến họ bởi họ đã mất bao công sức vất vả để làm ra những thành tựu đó. Cha mẹ đã một nắng hai sương vất vả biết bao để làm ra hoặc mua về hạt gạo, mớ rau, con cá. Người công nhân đã cần cù, chăm chỉ biết mấy để làm ra những mảnh vải, những bộ áo quần. Cô lao công cũng đã cực nhọc, lao lực để có được con đường sạch đẹp, thoáng đãng,...
Chúng ta cần thể hiện đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” như thế nào? Trước hết, ta cần có lòng biết ơn thực sự đến nhưng người đã làm ra những thành quả tốt đẹp cho ta được hưởng. Hơn thế, cần biết trân trọng nhưng thành quả quý giá ấy. Khi xới cơm cần xới vừa đủ, không bỏ cơm canh lãng phí. Khi dùng điện, nước,... cần biết tiết kiệm không được lãng phí. Và đặc biệt, là cần thể hiện lòng biết ơn bằng những hành động cụ thể. Biết ngoan ngoãn, lễ phép nghe lời và biết giúp đỡ cha mẹ trong khả năng của mình là cách tốt nhất thể hiện lòng biết ơn của phận làm con. Với những người lao động trong xã hội chúng ta cần biết trân trọng và lễ phép,...
Cùng với câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, dân tộc ta còn rất nhiều những câu tục ngữ có nội dung tương tự: “Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”, “Uống nước nhớ nguồn”,... Tất cả phản ánh một truyền thống vô cùng tốt đẹp của cha anh. Thế hệ chúng ta ngày nay cần biết tiếp tục phát huy những truyền thống ấy.