Giải thích câu thành ngữ: “ Ếch ngồi đáy giếng”( Viết bài)
Đề bài: Anh chị hãy giải thích câu thành ngữ: “ Ếch ngồi đáy giếng”( Viết bài) Khi chúng ta cố sống lâu trong một môi trường khép kín bản thân, chỉ biết mình quan tâm đến mình mà không quan tâm đến người khác thì sẽ sinh ra tính ích kỉ, tự cao luôn cho mình là nhất mà không coi người ...
Đề bài: Anh chị hãy giải thích câu thành ngữ: “ Ếch ngồi đáy giếng”( Viết bài) Khi chúng ta cố sống lâu trong một môi trường khép kín bản thân, chỉ biết mình quan tâm đến mình mà không quan tâm đến người khác thì sẽ sinh ra tính ích kỉ, tự cao luôn cho mình là nhất mà không coi người khác ra gì. Điều này là cực kì có hại, nó làm cho con người không thể phát triển được, tụt lùi so với người khác, so với xã hội. Vì thế có câu: “Ếch ngồi đáy ...
Đề bài: Anh chị hãy giải thích câu thành ngữ: “ Ếch ngồi đáy giếng”( Viết bài)
Khi chúng ta cố sống lâu trong một môi trường khép kín bản thân, chỉ biết mình quan tâm đến mình mà không quan tâm đến người khác thì sẽ sinh ra tính ích kỉ, tự cao luôn cho mình là nhất mà không coi người khác ra gì. Điều này là cực kì có hại, nó làm cho con người không thể phát triển được, tụt lùi so với người khác, so với xã hội. Vì thế có câu: “Ếch ngồi đáy giếng”.
Câu nói thật hay và có ý nghĩa cực kì sâu sắc “ếch” ở đây chỉ những con người trong xã hội còn “giếng” là một môi trường sống nhỏ bé, khép kín không giao du với bên ngoài. Cả câu ý muốn cho ta hiểu là con người chỉ ngồi mãi ở một môi trường nhỏ bé sẽ có tầm nhìn hạn hẹp về cuộc sống từ đó làm cho con người không phát triển kịp so với xã hội.
Câu nói này còn có một câu chuyện kể. Chú ếch trong câu chuyện nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Các con vật sống cùng với ích dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể. Nhưng không chỉ thiếu hiểu biết, chủ quan và kiêu ngạo, ếch còn là một kẻ không thức thời. Lần đầu tiên rời khỏi cái giếng nhà mình, đáng ra nó phải khiêm nhường học hỏi về thế giới mới. Nhưng nó nghĩ cái nơi mới mẻ này cũng như cái giếng cạn của nó, vây nên đi lại nghênh ngang kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. Rồi ếch bị trâu dẵm, đó là hậu quả của thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng.
Từ đây ta thấy được sự kém hiểu biết, lòng kiêu nghạo, tính tự cao luôn cho mình là nhất có tác hại cực kì quan trọng nó có thể giết chết bản thân mình. Đồng thời từ đó tạo nên thói quen khó bỏ, trở thành tính xấu của con người kéo con người đi chậm lại so với mọi người và so với xã hội. Điều này là không tốt chúng ta cần phải thay đổi. Bởi mỗi con người chỉ giống như “giọt nước giữa cả một đại dương bao la” hay “Chỉ là một hạt cát giữa cả một sa mạc rộng lớn”.
Như vậy mỗi con người cần ý thức về bản thân và học cách thay đổi mình cho phù hợp với cuộc sống. Ông cha ta có câu: “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Vì thế mà hãy mở rộng tầm nhìn đi nhiều nơi để hiểu biết nhiều hơn về cuộc sống. Còn đối với các em học sinh ngay khi con ngồi trên ghế nhà trường hãy cố gắng ra sức học tập rèn luyện đạo đức thật tốt. Để vừa regn đức vừa rèn tài trở thành những con người có ích cho gia đình, xã hội.
Đây là một bài học sâu sắc, chúng ta cần nhìn lại bản thân và thay đổi mình để cuộc sống thêm phong phú và tốt đẹp hơn. Đừng như con “ếch” trong câu nói bởi nó chỉ làm bạn tụt lùi về phía sau của xã hội.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
Giải thích câu thành ngữ: “ Ếch ngồi đáy giếng”( Viết bài)
Em hãy giải thích câu thành ngữ: “ Ếch ngồi đáy giếng”( Viết bài)
Giai thich cau thanh ngu :"Ech ngoi day gieng"(Viet bai)
Em hay giai thich cau thanh ngu :"Ech ngoi day gieng"(Viet bai)