Giải Sinh lớp 6 Bài 51: Nấm
Giải Sinh lớp 6 Bài 51: Nấm Bài 1: (trang 167 sgk Sinh học 6): Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo như thế nào? Chúng sinh sản bằng gì? Lời giải: Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh rất nhiều, bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa ...
Giải Sinh lớp 6 Bài 51: Nấm
Bài 1: (trang 167 sgk Sinh học 6): Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo như thế nào? Chúng sinh sản bằng gì?
Lời giải:
Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh rất nhiều, bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào. Sợi mốc trong suốt, không màu, không có chất diệp lục và cũng không có chất màu nào khác.
Cấu tạo nấm rơm gồm 2 phần: phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng và phần mũ nấm là cơ quan sinh sản, mũ nấm nằm trên cuống nấm. Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa rất nhiều bào tử. Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào đều có 2 nhân (không có chất diệp lục).
* Mốc trắng sinh sản bằng bào tử (sinh sản vô tính). Nấm rơm cũng sinh sản bằng bào tử.
Bài 2: (trang 167 sgk Sinh học 6): Nấm có đặc điểm gì giống vi khuẩn?
Lời giải:
– Tế bào đều không có chứa chất diệp lục nên không có khả năng tự chế tạo chất hữu cơ.
– Đều có lối sống dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh.
Bài 3: (trang 167 sgk Sinh học 6): Nấm giống và khác tảo ở điểm nào?
Lời giải:
+ Giống nhau:
– Đều đã hình thành các cơ thể đa bào, các tế bào cấu tạo tảo và nấm đều đã có nhân hoàn chỉnh.
– Đều có thể có cấu tạo dạng sợi như tảo xoắn, nấm mốc trắng, nấm rơm.
– Đều có thể sinh sản vô tính bằng bào tử như: tảo tiểu cầu, nấm mốc trắng, nấm rơm.
+ Khác nhau: Khác nhau giữa nấm và tảo
Nấm:
– Sông ở môi trường đất, bám trên cơ thể động vật, thực vật hoặc sống trên các nguồn chất hữu cơ khác.
– Trong tế bào không chứa chất diệp lục nên không tự chế tạo được chất hữu cơ.
– Sống dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh.
Tảo
– Sống trong môi trường nước.
– Tế bào chứa chất diệp lục nên tự chế tạo được chất hữu cơ.
– Tế bào chứa chất diệp lục nên tự chế tạo được chất hữu cơ.
Bài 4: (trang 167 sgk Sinh học 6): Tìm trên đồng ruộng sau khi gặt. hoặc trên bãi cỏ, ven cây gỗ mục, trong rừng ẩm… các loại nấm mũ khác nhau.
Lời giải:
Nấm mốc xanh, nấm nen, nấm rơm
Bài viết liên quan
- Giải Sinh lớp 6 Bài 52: Địa y
- Giải Sinh lớp 10 Bài 29: Cấu trúc của các loại virut
- Giải Sinh lớp 7 Bài 57: Đa dạng sinh học
- Giải Sinh lớp 10 Bài 10: Tế bào nhân thực (tiếp theo)
- Giải Sinh lớp8 Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác
- Giải Sinh lớp 8 Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng
- Giải Sinh lớp 10 Bài 15: Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim
- Giải Sinh lớp 6 Bài 10: Cấu tạp miền hút của rễ