13/01/2018, 11:04

Giải Sinh lớp 6 Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt

Giải Sinh lớp 6 Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt Bài 1:(trang 109 sgk Sinh học 6): Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây hai lá mầm và hạt của cây một lá mầm. Lời giải: Điểm giống nhau giữa hạt cây Hai lá mầm (hạt đỗ đen) và cây Một lá mầm (hạt ...

Giải Sinh lớp 6 Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt


Bài 1:(trang 109 sgk Sinh học 6): Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây hai lá mầm và hạt của cây một lá mầm.

Lời giải:

Điểm giống nhau giữa hạt cây Hai lá mầm (hạt đỗ đen) và cây Một lá mầm (hạt ngô) là: đều có vỏ bao bọc bảo vệ hạt, phôi. Phôi đều có: chồi mầm, lá mầm. thân mầm và rễ mầm.

Điểm khác nhau giữa hạt cây Hai lá mầm và hạt cây Một lá mầm là: phôi của hạt cây Hai lá mầm thì có 2 lá mầm, còn phôi của hạt Một lá mầm thì có 1 lá mầm. Chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt cây Hai lá mầm nằm trong 2 lá mầm, còn ở cây Một lá mầm thì nằm ở phôi nho.

Bài 2:(trang 109 sgk Sinh học 6): Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh?

Lời giải:

Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy. không bị sứt sẹo là hạt khỏe, có nhiều chất dinh dưỡng. Đó là những điều kiện để nảy mầm tốt, cây non khỏe.

Hạt không bị sâu bệnh thì cây non sẽ không sâu bệnh do đời trước mang theo và đó cũng là những hạt khỏe là điều kiện cho hạt nảy mầm và phát triển tốt.

Bài 3:(trang 109 sgk Sinh học 6): Sau khi học xong bài này có bạn nói rằng: hạt lạc gồm có ba phần là vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Theo em câu nói của bạn có chính xác không? Vì sao?

Lời giải:

Có bạn nói rằng: hạt lạc gồm 3 phần là vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Câu nói của bạn đó cũng đúng, nhưng chưa thật chính xác là vì chất dinh dưỡng dự trữ ớ hạt lạc (cũng như ở hạt đỗ đen) nằm trong2 lá mầm (tức là nằm trong phôi).

Bài 4:(trang 109 sgk Sinh học 6): Có thể dùng những cách nào để xác định các hạt nhãn, mít là hạt của cây Hai lá mầm?

Lời giải:

Có 2 cách xác định hạt nhãn, hạt mít là hạt cây Hai lá mầm. Đó là:

– Bóc tách hạt tìm bộ phận phôi của hạt để quan sát được 2 lá mầm của phôi.

– Gieo cho hạt nảy mầm để có thể quan sát được số lá mầm ở cây mầm.

Từ khóa tìm kiếm:

  • giải bài sinh học lớp 6 vở bài tập bài 28
  • giải vở bài tập sinh học lớp 6 bài 28

Bài viết liên quan

  • Giải Sinh lớp 6 Bài 42: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm
  • Giải Sinh lớp 6 Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
  • Giải Sinh lớp 11 Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
  • Giải Sinh lớp 7 Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét
  • Giải Sinh lớp 8 Bài 5: Thực hành: Quan sát tế bào và mô
  • Giải Sinh lớp 7 Bài 18: Trai sống
  • Giải Sinh lớp 7 Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm
  • Giải Sinh lớp 6 Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá
0