Giải mã hành vi ngửi mông đồng loại kỳ quặc ở loài chó
Đôi khi, bạn có thể bắt gặp những con chó đứng ngửi mông đồng loại. Hành động dường như kỳ quặc này thực tế có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều so với vẻ ngoài của nó. Theo các chuyên gia, mũi của loài chó thính nhạy hơn mũi của con người từ 10.000 - 100.000 lần. Khi một chon chó ngửi mông một cá ...
Đôi khi, bạn có thể bắt gặp những con chó đứng ngửi mông đồng loại. Hành động dường như kỳ quặc này thực tế có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều so với vẻ ngoài của nó.
Theo các chuyên gia, mũi của loài chó thính nhạy hơn mũi của con người từ 10.000 - 100.000 lần. Khi một chon chó ngửi mông một cá thể khác cùng loài, nó thực tế đang thu thập các thông tin quan trọng.
Tiến sĩ George Preti thuộc Trung tâm cảm nhận hóa học Monell (Mỹ) và các cộng sự đã nghiên cứu các chất bài tiết của chó và chó sói đồng cỏ hoang dã để giải mã hành vi trên. Họ phát hiện, trên mông của chó có một khu vực gọi là túi hậu môn, chuyên tiết các hóa chất có thể nhận biết được với những con chó khác.
Một trong các tuyến ở túi hậu môn là tuyết tiết rụng đầu, tạo mùi đặc trưng tự nhiên cho chó. Một tuyến khác có tên gọi tuyến bã nhờn cũng giữ vai trò quan trọng, chủ yếu bôi trơn và chống thấm nước cho da và lông của loài động vật này.
Tiến sĩ Preti cũng khám phá ra rằng, các hợp chất hóa học chủ yếu được sản sinh từ những tuyến này và tạo ra mùi đặc trưng của một con chó là những axit chuỗi ngắn và trimethylamine - một hợp chất hữu cơ hình thành trong quá trình phẫn rã, thối rữa thực vật và động vật, cũng như gắn liền với mùi cá ôi hay hơi thở kém thơm tho.
Mùi tiết ra từ túi hậu môn của một con chó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như chế độ ăn, giới tính, trạng thái cảm xúc, ... Vì vậy, khi một con chó ngửi mông của một con chó khác, nó có thể thu thập những chi tiết này rõ ràng hơn và biết được các thông tin ẩn giấu khác.
Tuy nhiên, các con chó có thể nắm bắt những mùi trên mà không bị lẫn vào các mùi mạnh hơn, phát thải từ phân của đồng loại như thế nào? Theo các chuyên gia, câu trả lời nằm ở hệ thống khứu giác thứ hai trong chiếc mũi cực nhạy của chúng, có tên gọi là lá mía (jacobson’s organ). Bộ phận này có chức năng chuyên về giao tiếp hóa học và không dùng để ngửi các mùi khác.
Với hệ thống dây thần kinh riêng kết nối tới não, lá mía có thể tránh được sự chồng chéo với các bộ phận khác trong mũi, vốn cũng được dùng để ngửi. Điều đó giúp con chó nhận biết được các đặc trưng hóa học của cá thể cùng loài mà nó đang đánh hơi.
Do đó, hành động ngửi mông đồng loại là cách loài chó tìm hiểu cặn kẽ về nhau theo cách cảm nhận mùi đặc biệt.