28/02/2018, 07:38

Giải mã ác mộng ở hai giới

Ác mộng là điều ít mong muốn nhất trong giấc ngủ của mỗi người, nó không giống nhau ở tất cả mọi người nhưng lại có sự khác biệt chung giữa nam và nữ, theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Đức. Hầu như ai cũng một vài lần trong đời phải trải qua những cơn ác mộng. Thậm chí, đối với ...

Ác mộng là điều ít mong muốn nhất trong giấc ngủ của mỗi người, nó không giống nhau ở tất cả mọi người nhưng lại có sự khác biệt chung giữa nam và nữ, theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Đức.

Hầu như ai cũng một vài lần trong đời phải trải qua những cơn ác mộng. Thậm chí, đối với một số ít người, ác mộng là chuyện hằng đêm.

Ác mộng thường diễn ra trong giai đoạn REM của giấc ngủ và được xác định như là một trải nghiệm khó chịu của mỗi người. Những cơn ác mộng thường khiến người đang mơ phải tỉnh giấc.

Một vài năm trước đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra nhiều công bố về tần số và tính bệnh học tâm lí của ác mộng, thế nhưng chỉ một số ít những nghiên cứu có tính hệ thống về nội dung của ác mộng ở người lớn tuổi.

Ác mộng của nam thường là do áp lực công việc, còn nữ giới là cái chết của người thân.

Nghiên cứu trên được tiến sĩ Michael Schredl, thuộc Hiệp hội quốc tế về nghiên cứu giấc mơ, thực hiện trên 2.000 tình nguyện viên. Họ được phỏng vấn, hỏi và báo cáo về những giấc mơ tồi tệ của mình. Kết quả là có 48% nói rằng, họ chưa bao giờ trải qua ác mộng, 10% gặp chúng một vài lần trong một năm, còn khoảng gần 5% số người được hỏi gặp những cơn ác mộng hãi hùng ít nhất hai tuần một lần. Những điều thường gặp trong ác mộng là bị rơi từ trên cao, đến trễ, bị truy đuổi, hay mất đi một người thân yêu.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những ác mộng về việc bị đuổi việc hay về bạo lực thường phổ biến ở nam giới, trong khi ác mộng của nữ giới thường liên quan đến sự quấy rối tình dục hay cái chết của một người thân yêu.

Phụ nữ cũng thường có những giấc mơ xấu về việc mất tóc, răng, bởi lẽ xuất phát từ những lo lắng về việc mất đi sự hấp dẫn.

Nhưng cả hai giới đều gặp phải những giấc mơ về thi trượt, mặc dù họ không còn là học sinh nữa.

Tiến sĩ Shredl cho rằng, ác mộng về việc bị tê liệt, rơi hay bị đuổi thường không liên quan trực tiếp tới việc xảy ra trong cuộc sống khi thức của một người, nhưng có thể phản ánh nỗi sợ hãi của họ. Ví dụ, việc mơ thấy mình bị đuổi bởi một con quái vật là sự ẩn dụ cho nỗi sợ ban ngày của người mơ, khi họ muốn tránh nó.

Tiến sĩ còn tiếp tục tìm hiểu thêm về mối quan hệ ẩn dụ có thể có giữa những cơn ác mộng và sự căng thẳng trong cuộc sống.

0