Giải Công nghệ 7 Bài 53: Thực Hành : Quan sát để nhận biết các loại thức ăn của động vật thuỷ sản (tôm ,cá )
I. VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ CẦN THIẾT - Kính hiển vi, lọ đựng mẫu nước có chứa sinh vật phù du, lam kính. - Các mẫu thức ăn : bột ngũ cốc, trai, ốc, hến …được gói trong túi ni lông. II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Bước 1: Quan sát tiêu bản thức ăn tự nhiên dưới kính ...
I. VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ CẦN THIẾT
- Kính hiển vi, lọ đựng mẫu nước có chứa sinh vật phù du, lam kính.
- Các mẫu thức ăn : bột ngũ cốc, trai, ốc, hến …được gói trong túi ni lông.
II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Bước 1: Quan sát tiêu bản thức ăn tự nhiên dưới kính hiển vi (15x8) từ 3 đến 5 lần.
Bước 2: Quan sát các mẫu thức ăn tự nhiên và nhân tạo của tôm cá.
Bước 3: Quan sát hình vẽ và các mẫu thức ăn để tìm thấy sự khác biệt của 2 nhóm thức ăn trở lên.
III. THỰC HÀNH
Từng nhóm hoặc tổ thực hiện theo các bước của quy trình trên và ghi lại kết quả:
- Trong mẫu nước có thức ăn gì?
- Các mẫu thức ăn mà em đã chuẩn bị có loại nào thuộc nhóm thức ăn nhân tạo, loại nào thuộc nhóm thức ăn tự nhiên.
- Căn cứ vào hình 78, 82, 83 và các mẫu thức ăn, các em xếp loại và ghi tóm tắt vào vở bài tập theo mẫu bảng đã cho trong sgk.
- Ví dụ một bản báo cáo thực hành:
+ Trong mẫu nước có: Tảo khuê, ấu trùng muỗi, rong, tôm.
+ Trong mẫu thức ăn đã chuẩn bị những mẫu thức ăn là nhân tạo: bột gạo, bột ngô, bột sắn. Thức ăn tự nhiên: Ốc, ngao, hến, rong tôm.
Các loại thức ăn | Đại diện | Nhận xét |
---|---|---|
1. Thức ăn tự nhiên | - Tảo khuê. - Bọ vòi voi. - Ấu trùng muỗi. |
- Hình sao, dạng sợi, quạt, zigzag, màu xanh. - Đầu dài kéo về phía trước, miệng gậm nhai ở phía cuối vòi. - Dài thẳng, chiều dài cực đại từ 8 – 10 mm. |
2. Thức ăn nhân tạo | - Bột gạo - Rau, phân lân, phân đạm - Thức ăn hỗn hợp |
- Dạng bột, màu trắng vàng, giàu tinh bột. - Thức ăn thô, dạng bột. - Dạng bột, đầy đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cá. |
Tham khảo Công nghệ 7