Giải bài tập trang 98, 99 SGK Toán 3: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng
Giải bài tập Toán lớp 3 với đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp các em học sinh nhận diện được điểm ở giữa cho trước, cách xác định trung điểm của đoạn thẳng và các bài tập vận dụng liên quan. Sau đây ...
với đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp các em học sinh nhận diện được điểm ở giữa cho trước, cách xác định trung điểm của đoạn thẳng và các bài tập vận dụng liên quan. Sau đây mời các em cùng tham khảo lời giải.
Hướng dẫn giải bài Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng bài 1, 2, 3, SGK Toán lớp 3 trang 98)
Bài 1: (Hướng dẫn giải bài tập số 1 SGK)
a) Ba điểm thẳng hàng là ba điểm nào?
b) M là điểm nằm giữa hai điểm nào?
N là điểm nằm giữa hai điểm nào?
O là điểm nằm giữa hai điểm nào?
Hướng dẫn giải
a) Ba điểm thẳng hàng là ba điểm: AMB, CNO, MON
b) M là điểm nằm giữa hai điểm AB
N là điểm nằm giữa hai điểm CD
O là điểm nằm giữa hai điểm MN
Bài 2: (Hướng dẫn giải bài tập số 2 SGK)
Đúng hay sai?
a) O là trung điểm của đoạn thẳng AB
b) M là trung điểm của đoạn thẳng CD
c) H là trung điểm của đoạn thẳng EG
d) M là điểm nằm giữa của 2 điểm C và D
e) H là điểm nằm giữa 2 điểm E và G
Hướng dẫn giải
a) Đ
b) Đ
c) S
d) Đ
e) S
Bài 3: (Hướng dẫn giải bài tập số 3 SGK)
Kể tên trung điểm của các đoạn thẳng BC, GE, AD, IK
Hướng dẫn giải
Trung điểm của đoạn thẳng BC là điểm I
Trung điểm của đoạn thẳng GE là điểm K
Trung điểm của đoạn thẳng AD là điểm O
Trung điểm của đoạn thẳng IK là điểm O
Hướng dẫn giải bài Luyện tập bài 1, 2 SGK Toán lớp 3 trang 99)
Bài 1: (Hướng dẫn giải bài tập số 1 SGK)
Xác định trung điểm đoạn thẳng (theo mẫu):
Hướng dẫn giải
Tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Đo độ dài đoạn thẳng CD (đo được 6cm)
Bước 2: Chia độ dài đoạn thẳng CD thành hai phần bằng nhau:
6 : 2 = 3 (cm)
Bước 3
+ Đặt thước sao cho vạch 0 cm trùng với điểm C. Đánh dấu điểm N trên CD ứng với vạch 3cm của thước.
+ N là trung điểm của đoạn thẳng CD
CN = 1/2 CD
Bài 2: (Hướng dẫn giải bài tập số 2 SGK)
Thực hành
Lấy tờ giấy hình chữ nhật ABCD gấp đôi lại (gấp cạnh AD trùng với cạnh BC) hai đầu của nét gấp ta ghi I, K
>> Xem thêm: