14/01/2018, 20:34

Giải bài tập trang 60 SGK Hóa lớp 9: Sắt

Giải bài tập trang 60 SGK Hóa lớp 9: Sắt Giải bài tập môn Hóa học lớp 9 Với mong muốn giúp các bạn học sinh dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc hoàn thành các bài tập trong SGK, VnDoc.com xin gửi ...

Giải bài tập trang 60 SGK Hóa lớp 9: Sắt

Với mong muốn giúp các bạn học sinh dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc hoàn thành các bài tập trong SGK, VnDoc.com xin gửi tới các bạn tài liệu Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 60 sách giáo khoa Hóa 9: Sắt. Các tài liệu được trình bày rõ ràng, khoa học, dễ hiểu. Mời các bạn tham khảo.

Giải bài tập trang 51 SGK Hóa lớp 9: Tính chất hóa học của kim loại

Giải bài tập trang 54 SGK Hóa lớp 9: Dãy hoạt động hóa học của kim loại

Giải bài tập trang 57, 58 SGK Hóa lớp 9: Nhôm

Tóm tắt kiến thức cơ bản: Sắt

1. Tính chất vật lý

Sắt là kim loại màu trắng xám, đôi khi có dạng bột màu đen. Sắt có tính nhiễm từ (bị nam châm hút và sắt cũng có thể nhiễm từ trở thành nam châm). Khối lượng riêng D = 7,86g/cm3, nóng chảy ở 1539°C. Sắt dẻo nên dễ rèn.

2. Tính chất hóa học

Sắt là kim loại có hóa trị II và III.

a. Tác dụng với phi kim

  • Tác dụng với oxi.

3Fe + 2O2 → Fe3O4 (oxit sắt từ, sắt có hóa trị II và III)

  • Tác dụng với phi kim khác.

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

b. Tác dụng với dung dịch axit:

  • Sắt tác dụng với HCl, H2SO4 loãng tạo thành muối sắt (II) và giải phóng Hg.

Fe + 2HCl → FeCl2, + H2

  • Chú ý: Sắt không tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc, nguội.

c. Tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn sắt.

Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu

Giải bài tập trang 60 SGK Hóa lớp 9

Bài 1. Sắt có những tính chất hoá học nào? Viết các phương trình hoá học minh hoạ.

Hướng dẫn giải: Xem ở phần lý thuyết

Bài 2. Từ sắt và các hoá chất cần thiết, hãy viết các phương trình hoá học để thu được các oxit riêng biệt: Fe3O4, Fe2O3 và ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có.

Hướng dẫn giải:

a) 3Fe + 2O2 → Fe3O4 

b) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

FeCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Fe(OH)3

2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

Bài 3. Có bột kim loại sắt lẫn tạp chất nhôm. Hãy nêu phương pháp làm sạch sắt.

Hướng dẫn giải:

Cho hỗn hợp vào dung dịch NaOH dư, nhôm bị hòa tan hết, còn sắt không phản ứng:

2Al + 2NaOH + 2H2O -> 2NaAlO2 + 3H2

Lọc bỏ dung dịch, chất rắn thu được là Fe.

Bài 4. Sắt tác dụng được với chất nào sau đây?

a) Dung dịch muối Cu(NO3)2

b) H2SO4 đặc, nguội;

c) Khí Cl2

d) Dung dịch ZnSO4

Viết các phương trình hoá học và ghi điều kiện, nếu có.

Hướng dẫn giải:

Sắt tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 và khí Cl2

Fe + Cu(NO3)2 —> Fe(NO3)2 + Cu

2Fe + 3Cl2 —> 2FeCl3

Bài 5. Ngâm bột sắt dư trong 10 ml dung dịch đồng sunfat 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc được chất rắn A và dung dịch B.

a) Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư. Tính khối iượng chất rắn còn lại sau phản ứng.

b) Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B.

Hướng dẫn giải:

a) Số mol CuSO4 = 1.0,01 = 0,01 mol

                Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Phản ứng: 0,01  0,01 ->  0,01    0,01   (mol)

Chất rắn A gồm Cu và Fe dư, khi cho A vào dung dịch HCl dư chỉ có Fe phản ứng và bị hòa tan hết Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2

Chất rắn còn lại là Cu = 0,01.64 = 0,64 gam

b) Dung dịch В có FeSO4 + NaOH?

               FeSO4 + 2NaOH →  Na2SO4 + Fe(OH)2

Phản ứng: 0,01  →  0,02     0,01      0,01     (mol)

VddNaOH = n/CM = 0,02/1 = 0,021it = 20ml

0